Són tiểu khi mang thai tháng cuối là vấn đề phổ biến với đa số các mẹ bầu. Tình trạng tuy không nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhưng gây ra nhiều sự bất tiện, gia tăng sự mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu những tháng gần lâm bồn. Tìm hiểu về những chia sẻ chi tiết về chứng són tiểu này gồm nguyên nhân, cách điều trị cùng Happy Mommy qua bài viết dưới đây.

Són tiểu khi mang thai tháng cuối là gì?

Đây là tình trạng mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ luôn cảm thấy buồn đi vệ sinh, vùng kín dễ bị ướt do nước tiểu rò rỉ không kiểm soát, đặc biệt khi bạn cười, ho, hắt hơi, cúi người, thay đổi tư thế,… Lý giải điều này là do chị em trong các tháng cuối thai kỳ, vùng cơ đáy chậu đang phải chịu áp lực lớn để nâng đỡ bụng bầu và thai nhi. 

Thai nhi lớn hơn, bị đẩy xuống thấp hơn cũng đè lên bàng quang, khiến mẹ bầu gặp tình trạng són tiểu khi mang thai tháng cuối. Thống kê khoa học cho thấy, tỷ lệ mẹ bầu bị són tiểu trong thai kỳ là 34,4%, đặc biệt són tiểu tháng cuối là đến 78,8%. 

Són tiểu khi mang thai tháng cuối là tình trạng phổ biến với các mẹ bầu
Són tiểu khi mang thai tháng cuối là tình trạng phổ biến với các mẹ bầu

Nguyên nhân gây ra tình trạng són tiểu khi mang thai tháng cuối

Tình trạng són tiểu các mẹ bầu gặp phải này được gọi là tiểu do áp lực không kiểm soát (Stress Incontinence). Nguyên nhân chính là do ổ bụng, thai nhi lớn tăng áp lực lên bàng quang và cơ sàn chậu. Cơ bàng quang, cơ thắt niệu đạo cổ bàng quang vì nhiều nguyên nhân mà yếu hơn, không hoạt động tốt nên không thể giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, dẫn đến bị rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài. 

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai của các mẹ bầu chính là nguyên do ảnh hưởng đến niêm mạc bàng quang, niệu đạo, tăng biểu hiện són tiểu diễn ra. Mẹ bầu khi ho hoặc hắt hơi, thay đổi tư thế,… Áp lực lên bàng quang càng tăng thêm khi đang bị thai nhi chèn ép, cơ thắt niệu đạo hoạt động không hiệu quả nên nước tiểu dễ dàng rò rỉ khỏi bàng quang.

Mẹ bầu bị són tiểu tháng cuối là do bàng quang đang chịu áp lực quá lớn
Mẹ bầu bị són tiểu tháng cuối là do bàng quang đang chịu áp lực quá lớn

Đối tượng có nguy cơ cao bị són tiểu khi mang thai tháng cuối

Phụ nữ mang bầu tháng cuối nào cũng dễ gặp tình trạng són tiểu này. Tuy nhiên các mẹ bầu dưới đây có nguy cơ bị són tiểu cao hơn:

  • Mang thai khi tuổi đã lớn, sau 35 tuổi
  • Mẹ bầu đang thừa cân hoặc béo phì.
  • Mẹ bầu đã từng sinh nở nhiều lần, từng sinh thường các lần trước đó khiến âm đạo ngả sau.
  • Chị em từng phẫu thuật vùng chậu
  • Mẹ bầu có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, bị ho mãn tính, …
Mẹ bầu có thói quen hút thuốc, uống rượu bia tăng nguy cơ bị són tiểu tháng cuối
Mẹ bầu có thói quen hút thuốc, uống rượu bia tăng nguy cơ bị són tiểu tháng cuối

Són tiểu khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Tình trạng són tiểu khi mang thai tháng cuối này không nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi, không gây ra biến chứng thai kỳ. Tuy nhiên tình trạng són tiểu sẽ gây phiền toái, khó chịu, gia tăng sự mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mẹ bầu. Cụ thể như sau:

Sinh hoạt và công việc của mẹ bầu khó khăn hơn

Nước tiểu rò rỉ nhiều khiến mẹ bầu phải tất bật di chuyển đến nhà vệ sinh nhiều hơn để đi vệ sinh hay thay quần áo,… Tình trạng són tiểu này sẽ khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi, khó chịu lại gây mùi, mất tự ti trước mọi người hơn.

Mẹ bầu bị mất ngủ

Mẹ bầu són tiểu ban ngày hay ban đêm đều khiến việc nghỉ ngơi của mẹ bầu gặp khó khăn hơn. Mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ, thường thức dậy nhiều để đi tiểu, không đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Trường hợp kéo dài có thể khiến mẹ bầu gặp nguy cơ sinh khó, mất sức, suy giảm hệ miễn dịch,… buộc phải sinh mổ.

Mẹ bầu căng thẳng, lo lắng nhiều hơn

Mẹ bầu đi tiểu nhiều, gia tăng sự mệt mỏi và thường thấy tự ti với mọi người khi lỡ đi tiểu ra quần gây mùi khó chịu, gây ra tình huống ngại ngùng. Điều này khiến mẹ bầu vốn nhạy cảm thêm căng thẳng, suy nghĩ, lo lắng nhiều hơn. Từ đó khiến mẹ bị tăng nhịp tim, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tâm lý, gia tăng nguy cơ sinh non thời điểm này.

Són tiểu khi mang thai tháng cuối gia tăng sự mệt mỏi cho mẹ bầu
Són tiểu khi mang thai tháng cuối gia tăng sự mệt mỏi cho mẹ bầu

Cách điều trị tình trạng són tiểu khi mang thai tháng cuối

Để có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả, mẹ bầu nên thực hiện các lời khuyên dưới đây:

  • Không để bàng quang chứa đầy nước mới đi tiểu, hãy di chuyển đến nghỉ ngơi gần nhà vệ sinh, để tiện đi tiểu hơn, hạn chế tình trạng tiểu són trên đường di chuyển đến nhà vệ sinh.
  • Điều chỉnh thói quen, hành vi cá nhân để luyện tập cho bàng quang bằng việc ghi chép lại thời gian đi tiểu mỗi ngày và tập luyện giãn cách thời gian nhịn tiểu để bàng quang tập chịu áp lực tốt hơn.
  • Thực hiện các bài tập yoga giúp cơ sàn chậu dẻo dai hơn như bài tập Kegel cũng rất hiệu quả và phù hợp với thể chất chị em khi mang thai tháng cuối.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học hơn, không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, caffeine, nước ngọt có gas,…
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa bị táo bón khi mang thai.
  • Tình trạng nếu không cải thiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án sử dụng thuốc phù hợp vấn đề đang gặp phải.
Mẹ bầu bị són tiểu tháng cuối nên đi thăm khám để cải thiện tình trạng sớm
Mẹ bầu bị són tiểu tháng cuối nên đi thăm khám để cải thiện tình trạng sớm

Són tiểu khi mang thai tháng cuối có tự hết không?

Tình trạng són tiểu khi mang thai đa phần với mọi mẹ bầu đều sẽ tự biến mất triệu chứng sau khi mẹ bầu “vượt cạn” thành công. Sở dĩ vấn đề mẹ bầu gặp phải bắt nguồn từ sức ép lớn thai nhi đè lên bàng quang và cơ sàn chậu. Thai nhi được chào đời sau sinh nở, bàng quang của mẹ bầu không còn phải chịu áp lực lớn đó nữa, cũng sẽ hết triệu chứng bệnh.

Nhiều trường hợp, mẹ bầu dù đã sinh nở xong và cơ thể đã hồi phục sau sinh nhưng tình trạng són tiểu vẫn tiếp diễn, thậm chí tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do cơ sàn chậu của chị em trong suốt thai kỳ và sau sinh đã suy yếu, không thể thắt chặt, co bóp như ý muốn để kiểm soát tình trạng tiểu tiện. 

Chị em giai đoạn này có thể tự luyện tập các bài yoga, tập Kegel điều độ tại nhà, vừa giúp giảm cân, hồi phục sau sinh lại cải thiện tình trạng són tiểu đang gặp phải. Các bài tập Kegel được chứng minh có tác dụng hiệu quả rõ rệt với chị em phụ nữ sau sinh để cải thiện tính dẻo dai cơ sàn chậu, kiểm soát chứng đi tiểu không kiểm soát.

Bài tập giúp chị em thắt chặt để tăng cường sự đàn hồi, sức chịu đựng, sự dẻo dai của cơ sàn chậu, cải thiện chức năng niệu đạo, cơ vòng trực tràng. Bài tập cơ Kegel cũng khá đơn giản, không yêu cầu thiết bị, dụng cụ, không cần không gian quá rộng rãi, không tạo ra tiếng động lớn, nên chị em có thể tập tại nhà. 

Chị em có thể ngồi trên sàn, ngồi xổm trên bồn cầu và tập co thắt cơ Kegel. Chị em cũng có thể vừa tập co thắt ngay khi đang đi tiểu, tập ngưng tiểu giữa dòng để kiểm soát cảm giác ngăn dòng nước tiểu theo ý muốn hiệu quả. 

Tình trạng phức tạp hơn, chị em nên đi thăm khám để được tư vấn, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị tiểu són sau sinh có thể sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật tùy theo tình trạng sức khỏe, tình trạng tiểu són chị em gặp phải giúp chị em thấy thoải mái hơn để chăm sóc bé yêu, có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Bài tập Kegel trị són tiểu khi mang thai tháng cuối và sau sinh
Bài tập Kegel trị són tiểu khi mang thai tháng cuối và sau sinh

Són tiểu khi mang thai tháng cuối tháng cuối đúng là nỗi phiền toái mà rất nhiều mẹ bầu đang gặp phải, ảnh hưởng đến tâm lý và sự nghỉ ngơi của mẹ bầu những ngày cuối thai kỳ. Hy vọng những thông tin trên đây các mẹ nhận được đã nắm rõ về nguyên nhân, cơ chế và cách khắc phục tình trạng són tiểu. Mẹ bầu giảm thiểu són tiểu khó chịu này để có thai kỳ khỏe mạnh, chuẩn bị đón bé yêu thuận lợi nhất.

Bình luận