Sinh non là nỗi sợ của bất cứ mẹ bầu nào khi mang thai. Tuy nhiên, trường hợp này lại không hiếm ở các khoa sản. Để biết sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn, bạn hãy cùng Happy Mommy theo dõi nội dung bài viết này ngay nhé!

Sinh bao nhiêu tuần thì gọi là sinh non?

Sinh non là tình trạng người mẹ chuyển dạ khi thai nhi chưa được 38 đến 42 tuần tuổi. Trường hợp thai nhi chỉ phát triển trong bụng mẹ dưới 37 tuần được coi là sinh non. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại sinh non thành 4 loại:

  • Trẻ sinh non dưới 28 tuần được gọi là cực non.
  • Trẻ sinh non từ 29 tuần đến 32 tuần là rất non tháng.
  • Trẻ sinh non từ tuần 33 đến tuần 34 là sinh non bình thường
  • Trẻ sinh non trong khoảng từ 35 đến 36 tuần là sinh non muộn.

Như vậy, với liệt kê trên thì bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc thai sinh non bao nhiêu tuần thì nuôi được. Trẻ sinh non thường có các biểu hiện như nhẹ cân (dưới 2,5kg), suy hô hấp do phổi chưa thể hoạt động độc lập, não bộ và một số cơ quan chưa trưởng thành. Do không có đủ thời gian để phát triển trong bụng mẹ nên trẻ sinh non thường gặp một số vấn đề về thể chất, thị giác và trí tuệ hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Bạn hãy cùng Happy Mommy tìm hiểu ở nội dung tiếp theo.

Trẻ sinh trước 37 tuần tuổi được cho là sinh non
Trẻ sinh trước 37 tuần tuổi được cho là sinh non

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho mẹ và bé?

Em bé sinh non bao nhiêu tuần thì nuôi được? Theo các chuyên gia y tế, trường hợp trẻ sinh dưới 22 tuần tuổi sống sót là rất hiếm. Đối với trẻ sinh non từ 22 – 28 tuần, tỷ lệ sống sót và tăng trưởng như trẻ sinh đủ tháng chỉ khoảng 35 – 40%. Chỉ số này tăng lên 90% với trẻ sinh từ 28-36 tuần.

Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến não bộ, hệ thần kinh, dị tật tứ chi, suy giảm hệ miễn dịch,… Những nguy cơ này sẽ giảm dần, tỷ lệ nghịch với độ tuổi của trẻ.

Cùng với đó, trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cân nặng, giới tính (bé gái thường có cơ hội cao hơn bé trai), trẻ sinh đơn hay sinh đôi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu cân nặng của trẻ trên 800 gram, tỷ lệ sống sót lên tới 90%.

Trẻ sinh non từ 28-36 tuần thì khả năng sống sót sẽ cao hơn rất nhiều

Cách chăm sóc em bé sinh non

Như vậy, chúng ta đã biết trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn. Trẻ sinh non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chế độ này được duy trì khá lâu, ngay khi bé đã về nhà. Đặc biệt:

  • Khi vừa ra khỏi bụng mẹ, bé cần được hỗ trợ các phương tiện hỗ trợ hô hấp để duy trì sự sống.
  • Sử dụng các phương pháp ủ ấm cho trẻ, đối với trẻ quá non cần đặt trẻ vào lồng ấp. Cho trẻ nằm sát ngực mẹ hoặc các dụng cụ ủ ấm khác. Ngày hôm sau, trẻ phải luôn đội mũ, đi bao tay, bao chân. Nhiệt độ trong phòng được các bác sĩ khuyến cáo nên duy trì trong khoảng 28-35 độ C và độ ẩm khoảng 60-70%.
  • Trong khi vệ sinh cho bé luôn dùng nước ấm, khăn khô. Mức độ vệ sinh nên hạn chế trong những tuần đầu tiên, duy trì 1-2 lần/tuần.
  • Bé cần nguồn dinh dưỡng riêng, phù hợp với thể trạng khi sinh nhưng sữa mẹ vẫn nên được ưu tiên.
  • Các dụng cụ tiếp xúc với trẻ đều được tiệt trùng 100% đảm bảo vệ sinh, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể bé. Vì sinh non, hệ miễn dịch của bé rất yếu nên đây là yếu tố được các mẹ đặc biệt quan tâm.
  • Khi xuất viện, mẹ và gia đình đặc biệt lưu ý nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ các tiêu chuẩn trong quá trình chăm sóc bé khi về nhà.
  • Trong tháng đầu tiên về nhà mới, bé vẫn cần được giám sát, theo dõi bởi bác sĩ hoặc y tá có chuyên môn để đảm bảo sự phát triển của trẻ và ngăn chặn kịp thời những điều đáng tiếc xảy ra.
Trẻ sinh non luôn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt
Trẻ sinh non luôn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt

Mẹ bầu nên làm gì để tránh sinh non?

Sau khi biết sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để tránh sinh non:

  • Thăm khám thai thường xuyên để bác sĩ kiểm tra sức khỏe thai kỳ.
  • Chăm sóc sức khỏe của bạn để tránh huyết áp cao; tiểu đường hoặc trầm cảm khi mang thai.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích khi mang thai.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và giàu dưỡng chất khi mang thai.
  • Tăng cân hợp lý khi mang thai.
  • Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm bệnh như không ăn cá sống, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không ăn phô mai chưa tiệt trùng, rửa tay kỹ khi ăn uống…
  • Hạn chế lo lắng, căng thẳng khi mang thai.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một phòng khám sản phụ khoa để thực hiện thăm khám thai kỳ tại quận 1 và quận 7 TPHCM thì hãy tham khảo ngay Happy Mommy. Với quy trình đặt lịch hẹn thăm khám tinh gọn, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi hoặc làm các thủ tục phức tạp. Ngoài ra, các bác sĩ tại phòng khám đều là bác sĩ có chuyên môn cao, đến từ các bệnh viện chuyên sản uy tín nên bạn hãy yên tâm khi thực hiện thăm khám tại đây.

Mẹ bầu cần có chế độ sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ sinh non
Mẹ bầu cần có chế độ sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ sinh non

Lời kết

Qua nội dung bài viết trên, Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn. Sinh non khi mang thai là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi thai kỳ của mình. Trong trường hợp bạn muốn đặt lịch hẹn khám thai tại Happy Mommy, hãy liên hệ qua hotline: 0937873699 để được hỗ trợ.

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

Bình luận