Đau bụng khi mang thai là dấu hiệu thường thấy của các mẹ bầu. Tùy nhiên, tình trạng này cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Happy Mommy tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách giảm đau bụng khi mang thai hiệu quả. 

Nguyên nhân gây ra đau bụng khi mang thai

Dấu hiệu đau bụng khi mang thai là tình trạng thường thấy và tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Thai nhi đạp

Hầu hết các mẹ bầu đều sẽ gặp phải hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. Đây là hiện tượng hết sức bình thường chứng tỏ em bé đang phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khi thai nhi bắt đầu đạp mạnh, thành bụng của mẹ dần căng hơn bình thường. Khi đó, cảm giác đau tức vùng bụng dưới ở mẹ được cảm nhận rất rõ ràng nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và dần biến mất.

Thai nhi đạp là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng
Thai nhi đạp là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng

Ăn uống thiếu dưỡng chất 

Một số mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai là do chưa xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tử cung của người phụ nữ phải chịu nhiều áp lực do sự tác động của thai nhi, vô tình khiến mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, lượng progesterone khi mang thai cao hơn bình thường nên khiến hệ tiêu hóa của mẹ kém đi và dẫn đến tình trạng đau bụng khi mang thai.

Táo bón

Táo bón là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai và tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể do chế độ ăn thiếu chất lỏng hoặc chất xơ hoặc mẹ bầu lười vận động, không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu quá lo lắng cũng sẽ dẫn đến tình trạng táo bón và đau bụng khi mang thai tháng đầu. Vì vậy, đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu là một hiện tượng bình thường nếu không có những triệu chứng khó chịu khác đi kèm.

Bong nhau non

Một số trường hợp thai phụ bị bong nhau non sẽ gây cảm giác đau đớn do lúc này tử cung dần bị siết chặt. Bong nhau non có thể kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo, đông máu nội mạch lan tỏa… Khi gặp phải hiện tượng này, mẹ bầu cần phải được đưa đến bác sĩ ngay để kịp thời thăm khám.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây đau hoặc áp lực ở vùng chậu. Các triệu chứng khác bao gồm nước tiểu có mùi hôi, đục hoặc có máu. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể cảm thấy đau và rát khi đi tiểu, sốt, ít đi tiểu hơn.

Sỏi mật

Sỏi mật trong túi mật là tình trạng bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ thừa cân, trên 35 tuổi hoặc có tiền sử sỏi mật. Cơn đau do sỏi mật tập trung ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể lan ra sau lưng và bên dưới vai phải.  Vì vậy, nếu bạn bị đau bụng dưới bên phải khi mang thai thì có thể là dấu hiệu bình thường do thai làm tổ, nhưng nếu đau ở phía trên thì cần phải chú ý tình trạng sỏi mật hoặc viêm ruột thừa.

Mẹ bầu đau bụng khi mang thai cũng có thể do bị sỏi mật
Mẹ bầu đau bụng khi mang thai cũng có thể do bị sỏi mật

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khiến mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai. Viêm ruột thừa rất khó chẩn đoán khi mang thai vì khi tử cung to ra, ruột thừa sẽ bị đẩy lên và có thể nằm gần rốn hoặc gan. Do đó, việc chẩn đoán có thể diễn ra chậm hơn bình thường. Đó là một trong những lý do khiến phụ nữ có nguy cơ tử vong do viêm ruột thừa khi mang thai.

Mặc dù dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau ở phần bụng dưới bên phải, nhưng khi mang thai, bạn có thể cảm thấy đau ở phần trên. Các triệu chứng đi kèm khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn.

Có thai ngoài tử cung

Một số phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ bị đau bụng ở phần dưới. Các nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như: Lậu, từng nạo phá thai, phẫu thuật vùng chậu, Ung thư nội mạc tử cung, hẹp ống dẫn trứng… Triệu chứng điển hình của thai nhi phát triển bên ngoài tử cung có thể gây đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo chảy máu âm đạo.

Tiền sản giật

Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng bị tiền sản giật nếu bị cao huyết áp, nước tiểu có đạm; sưng mặt và quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và sưng đột ngột ở chân và mắt cá chân. Nếu bạn bị tiền sản giật nặng, bạn sẽ bị đau bụng âm ỉ khi mang thai, đau ở vùng bụng trên, nhức đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn và nôn.

Triệu chứng đau bụng khi mang thai theo các giai đoạn

Đau bụng khi mang thai có rất triệu chứng đi kèm. Dưới đây là các giai đoạn mang thai tương ứng với triệu chứng đau bụng thường gặp:

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Có thể bạn chưa biết, tuần đầu tiên của thai kỳ tính từ ngày bạn thụ thai thực chất là tuổi thai đã được tính 3 tuần. Khái niệm mang thai tuần 1 chỉ là giai đoạn tiền thụ thai. Do đó, tất cả các triệu chứng đau bụng ra máu khi mang thai mà bà bầu gặp phải cũng tương tự như khi hành kinh, trong đó có cả dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai.

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu được xem là hiện tượng phổ biến nhưng cũng cần chú ý để phòng cách rủi ro, nhất là đối với phụ nữ mang thai lần đầu. Hầu hết phụ nữ bị đau bụng dưới và ra máu khi mang thai vào nửa đầu thai kỳ cũng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn nguy hiểm cho mẹ và bé nên bạn cần theo dõi các biểu hiện trong ngày. Nếu thấy cơn đau nhiều hoặc có dấu hiệu bất thường kèm theo thì cần đến bác sĩ để thăm khám.

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là hiện tượng thường thấy ở mẹ bầu
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là hiện tượng thường thấy ở mẹ bầu

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu được coi là hiện tượng hoàn toàn bình thường do quá trình làm tổ của phôi thai. Đây là lúc bào thai bắt đầu bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ khiến mẹ có hiện tượng đau bụng lâm râm là dấu hiệu sắp có kinh. Tình trạng này sẽ kéo dài 2-3 ngày, giảm dần khi tử cung và khung chậu mở đủ rộng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu và cơn đau kéo dài thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa

Theo các chuyên gia, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 thường là do tử cung ngày càng lớn và giãn ra để nuôi thai nhi. Đây là triệu chứng đau bụng dưới bên trái khi mang thai thường xảy ra với nhiều mẹ và không có gì đáng lo ngại nếu cơn đau nhẹ và hết khi bạn nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế linh hoạt. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng với các biểu hiện đau dữ dội, đau quặn thắt thì cần đi khám sớm.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Thai phụ có thể bị đau bụng râm râm khi mang thai và cơn đau này ở vùng thượng vị hoặc bụng dưới khi mang thai 3 tháng cuối. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể khác nhau, râm râm hoặc đau từng cơn hoặc âm ỉ. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối nên mẹ hãy theo dõi các triệu chứng trong ngày. Nếu bạn cảm thấy đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối mà cơn đau dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Vì vậy, thai phụ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách giảm đau bụng khi mang thai

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết rằng đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu. Câu trả lời cho các mẹ là hiện tượng này thường sẽ diễn ra trong vòng 2-3 ngày sau khi phôi làm tổ. Quá trình này diễn ra trong khoảng 6-10 ngày sau thụ tinh và khiến mẹ bị đau bụng khi mang thai. Cơn đau thường không tăng lên mà còn giảm dần theo thời gian, khi mẹ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.

Mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm đau bụng khi mang thai
Mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm đau bụng khi mang thai

Hiện nay, có nhiều cách giảm đau bụng khi mang thai tháng đầu mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn chỉ bị đau bụng nhẹ khi mang thai mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác thì đừng quá lo lắng, cơn đau sẽ tự biến mất. Dưới đây là một số cách giảm đau bụng khi mang thai mà bạn có thể tham khảo:

  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây để hạn chế tình trạng bị đau nhói bụng bên phải khi mang thai.
  • Bổ sung lượng khoáng chất phù hợp. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào.
  • Tập các bài tập yoga cho bà bầu để phòng tránh và giảm các cơn đau bụng.
  • Giảm tình trạng đau bụng khi mang thai tuần đầu bằng cách massage nhẹ nhàng, tắm nước ấm và hạn chế mặc quần áo chật.
  • Đau bụng khi mang thai cần uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
  • Khi ngồi nên dùng ghế thấp để kê chân để chân không bị nhón.
  • Bà bầu bị đau bụng dưới 3 tháng đầu không nên đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.
  • Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu nên ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung kali, canxi và nước.

Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế những cơn đau bụng khi mang thai tháng đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng khi mang thai tháng đầu trở nên trầm trọng hơn thì bạn nên nằm nghỉ ngơi. Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng mang thai của mình tăng lên, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn đừng quên siêu âm thai, khám thai định kỳ để giúp quản lý thai kỳ được tốt hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở thăm khám thai uy tín trên thị trường thì hãy tham khảo ngay Happy Mommy.

Tại Happy Mommy, bạn sẽ được các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực hiện thăm khám. Ngoài ra, bạn được đặt trước lịch hẹn mà không phải tốn nhiều thời gian chờ đợi. Bạn sẽ được các nhân viên hướng dẫn và chăm sóc tận tình, mang đến cho bạn sự thoải mái khi trải nghiệm dịch vụ tại Happy Mommy.

Mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi sức khỏe thai kỳ được tốt hơn
Mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi sức khỏe thai kỳ được tốt hơn

Lời kết

Với nội dung bài viết trên, Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu những dấu hiệu và cách khắc phục đau bụng khi mang thai. Nếu bạn đang cần được tư vấn về dịch vụ thăm khám thai tại Happy Mommy, hãy liên hệ với Happy Mommy qua hotline: 0937873699 để được hỗ trợ nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận