Nhau thai không chỉ đơn giản là nơi cung cấp dinh dưỡng từ mẹ sang bé mà nó còn giống như tấm đệm, duy trì môi trường sống, cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Ngoài ra, nhau thai cũng sản xuất hormone bảo vệ em bé khỏi nhiễm trùng và các bệnh có hại. Vậy, cụ thể nhau thai là gì? Vai trò của nhau thai là gì? Ở bài viết này, Happy Mommy sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé!

Nhau thai là gì?

Khi trứng được thụ tinh thì các tế bào lúc đó cũng được sinh ra. Lúc này, một phần tế bào sẽ phát triển thành thai nhi. Các tế bào còn lại sẽ phát triển thành nhau thai.

Nhau thai là gì? Nhau thai là cơ quan kết nối các bào tử đang phát triển với thành tử cung. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, nhau thai là một bộ phận của thai nhi. Nhau thai có hình tròn, màu đỏ, bề mặt nhẵn, giúp kết nối thai nhi, cụ thể là dây rốn của em bé với thành tử cung của người mẹ.

Nhau thai hay còn được gọi với cái tên khác là bánh nhau
Nhau thai hay còn được gọi với cái tên khác là bánh nhau

Nhau thai có vai trò gì? 

Chức năng chính của nhau thai là cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ đào thải các chất thải và trao đổi khí qua máu với cơ thể mẹ. Nhau thai không có bất kỳ tế bào thần kinh nào và không chịu sự kiểm soát trực tiếp của não hoặc tủy sống.

Nhau thai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thai kỳ vì nó giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Khi mang thai, mỗi phút có khoảng 550ml được bơm vào tử cung để đảm bảo trao đổi chất dinh dưỡng đầy đủ giữa thai nhi và mẹ thông qua nhau thai. Tuy nhiên, ngay sau khi em bé chào đời, bộ phận này cũng sẽ được lấy ra khỏi cơ thể mẹ.

Dưới đây là những vai trò của nhau thai là gì:

  • Vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ bầu sang thai nhi. Chất dinh dưỡng đi qua nhau thai trước. Sau đó được đưa vào dây rốn rồi mới vào đến cơ thể thai nhi.
  • Hệ bài tiết và thận của thai nhi khi còn trong bụng mẹ rất yếu. Vì vậy, trong thời gian này, nhau thai đóng vai trò như một bộ lọc giúp lọc máu, tách các chất độc hại khác rồi đẩy ra ngoài qua quá trình bài tiết của người mẹ.
  • Phổi của thai nhi trong bụng mẹ cũng chưa trưởng thành. Phổi chỉ bắt đầu thở khi em bé được sinh ra. Khi em bé còn trong bụng mẹ, nhau thai đóng vai trò là phổi và giúp vận chuyển oxy.
  • Chất thải sinh học do thai nhi thải ra được đưa trở lại cơ thể mẹ và bài tiết qua nhau thai.
  • Thức ăn mà người mẹ ăn đầu tiên sẽ đi qua hệ thống tiêu hóa. Nhau thai sẽ có nhiệm vụ truyền thức ăn vào cơ thể thai nhi nhanh hơn nhờ quá trình nghiền nát thức ăn.
  • Nhau thai sản xuất ra nhiều loại hormone giúp kiểm soát lượng đường lactose. Các hormon này giúp phân hủy đường lactose thành hai loại là glucose và galactose có ích trong cơ thể. Điều này giúp đảm bảo rằng cơ thể mẹ bầu có đủ lượng đường trong máu và được vận chuyển đến thai nhi một cách hiệu quả.
  • Nhau thai tiết ra một lượng lớn nội tiết tố nữ nhằm ngăn chặn các cơn co thắt tử cung trước khi em bé chào đời. Bên cạnh đó, nhau thai cũng giúp làm mềm các mô tử cung khi người mẹ chuẩn bị sinh.
Vai trò của nhau thai là gì?
Vai trò của nhau thai là gì?

Điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe nhau thai?

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhau thai trong thời kỳ mang thai. Một trong số đó bản thân người mẹ có thể khắc phục và né tránh được, nhưng cũng có một số điều đến từ tai nạn bất chợt. Vậy những điều ảnh hưởng đến sức khỏe của nhau thai là gì?

  • Tuổi của người mẹ: Một số vấn đề về nhau thai phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là sau 40 tuổi.
  • Vỡ ối sớm: Khi mang thai, em bé sẽ được bao bọc và đệm bởi một lớp màng chứa đầy chất lỏng gọi là túi ối. Nếu túi ối bị rò rỉ hoặc vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ, nguy cơ mắc một số vấn đề về nhau thai lúc này sẽ tăng lên.
  • Sinh đôi hoặc đa thai: Nếu mẹ bầu đang mang thai đôi hoặc đa thai, mẹ bầu có thể tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về nhau thai.
  • Rối loạn đông máu: Bất kỳ tình trạng nào làm giảm hoặc tăng khả năng đông máu đều làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về nhau thai.
  • Phẫu thuật tử cung trước đây: Nếu mẹ bầu đã từng phẫu thuật tử cung trước đó, chẳng hạn như mổ lấy thai hoặc phẫu thuật cắt bỏ u xơ, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số vấn đề cao hơn liên quan đến nhau thai.
  • Lạm dụng chất kích thích: Một số vấn đề ảnh hưởng đến nhau thai phổ biến hơn ở những phụ nữ hút thuốc hoặc sử dụng ma túy, cocain và các chất kích thích khi mang thai.
  • Chấn thương bụng: Chấn thương này có thể đến từ lý do ngã hoặc tác động mạnh vào vùng bụng. Tác động mạnh này có nguy cơ làm nhau thai bị tách sớm ra khỏi tư cung.
Nguyên nhân gây ra các bệnh lý nhau thai là gì?

>>Tìm hiểu thêm chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu:

Các bệnh lý nhau thai thường gặp

Trong nửa sau của thai kỳ, một số vấn đề có thể phát sinh với nhau thai. Trong một số trường hợp, nhau thai bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc cục máu đông. Sự bất thường này có thể dẫn đến sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non, chảy máu nhiều khi chuyển dạ. Ngoài ra, còn có một số trường hợp nhau thai bị tuột ra khỏi thành tử cung, bám quá chặt hoặc ở sai vị trí. Vậy có những dấu để phát hiện bất thường nhau thai là gì?

Chảy máu âm đạo có thể là một trong những dấu hiệu của vấn đề với nhau thai. Hoặc thông qua siêu âmkhám và quản lý thai kỳ cũng sẽ phát hiện những bất thường ở bánh nhau. Khi gặp phải vấn đề bất thường ở nhau thai, mẹ bầu có thể đối diện với tình trạng nhau bong non, nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường vào tam cá nguyệt thứ ba nhưng đôi khi sớm hơn (tuần 20).

Bên cạnh đó, hiện tượng nhau thai là gì bao phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung sẽ dẫn đến nguy cơ trong sinh nở. Em bé sẽ bị tắc trong cổ tử cung không thể ra ngoài. Hơn nữa, nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung cũng sẽ gây ra rủi ro sinh non hoặc chảy máu nhiều khi chuyển dạ.

Chảy máu trong quá trình mang thai mà một trong những dấu hiệu nghiêm trọng

Dưới đây là các bệnh lý nhau thai thường gặp trong quá trình mang thai:

Nhau tiền đạo

Bệnh lý này xảy ra khi nhau thai che khuất một phần hoặc toàn bộ lỗ trong tử cung. U xơ tử cung, từng sinh mổ lấy thai, có sẹo tử cung, tử cung dị dạng hay những sản phụ lớn tuổi là những yếu tố được xem là nguy cơ dẫn đến bệnh lý nhau tiền đạo mà những ai đang tìm hiểu nhau thai là gì cần biết. Rau tiền đạo có thể xuất hiện sớm trong thời kỳ mang thai. Ở một vài trường hợp thai nhi và tử cung cùng lớn sẽ đẩy nhau thai lên vị trí cao hơn.

Nhau tiền đạo có thể gây chảy máu trước và trong khi sinh. Vì vậy sản phụ cần được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán trước khi sinh để kiểm tra tìnhh trạng bánh nhau là gì. Nếu tình trạng nhau tiền đạo kéo dài đến 3 tháng cuối thai kỳ thì bác sĩ sẽ đề nghị lên kế hoạch mổ lấy thai.

Để hạn chế chảy máu khi mang thai, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu cần tránh làm những công việc nặng, hoạt động mạnh gây ra những cơn co thắt tử cung, ảnh hưởng đến nhau thai là gì như: thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục, chạy, nhảy, ngồi xổm,…

>>Xem thêm:

Nhau bong non

Nhau bong non xảy ra khi bánh nhau đã ở đúng vị trí nhưng bị bong ra sớm trước khi thai nhi sẵn sàng chào đời. Khi bánh nhau bị tách ra khỏi tử cung, thai nhi sẽ bị mất nguồn dinh dưỡng, máu từ mẹ. Bệnh lý nhau thai này xảy ra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến nhất vẫn là tam cá nguyệt thứ 3. Nếu không được cấp cứu kịp thời, mẹ bầu có nguy cơ mất máu do chảy máu nhiều ở các cơ quan khác trong ổ bụng, dẫn tới sinh non hoặc tệ hơn là tử vong.

Nhau thai là cầu nối dinh dưỡng từ mẹ bầu qua thai nhi
Nhau thai là cầu nối dinh dưỡng từ mẹ bầu qua thai nhi

Nhau cài răng lược

Bên cạnh nhau thai là gì thì bệnh lý nhau cài răng lược cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Đây là bệnh lý tai biến sản khoa khi một phần hoặc toàn bộ nhau thai không tách khỏi tử cung sau khi sinh. Lúc này, nhau thai sẽ bám chặt vào các cơ tử cung dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh hay nhiễm trùng sau sinh. Hiện nay hầu hết thai phụ gặp bệnh lý nhau cài răng lược này đều sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ để đưa thai nhi và nhau thai ra khỏi cơ thể.

Sót nhau thai

Sót nhau thai xảy ra khi bánh nhau không ra được khỏi tử cung sau khi sinh 30 phút. Bệnh lý này khá hiếm gặp, thường xảy ra ở mẹ bầu có lịch sử bệnh lý u xơ tử cung, tử cung bị tổn thương do nạo hút thai nhiều lần. Biểu hiện của bệnh lý sót nhau thai là chảy máu bất thường. Đây cũng là dấu hiệu mà nhiều thai phụ sau sinh thường lơ là hoặc bị nhầm lẫn với sản dịch sau sinh. Tuy nhiên ở bệnh lý nhau thai là gì này, bên cạnh chảy máu, bất thường thai phụ thường có những biểu hiện như: đau bụng âm ỉ liên tục nhiều ngày, kèm theo đó là sốt, mệt mỏi, chóng mặt do thiếu máu,…

Nhau bám thấp

Nhau bám thấp là bệnh lý nhau thai được nhiều người quan tâm bên cạnh nhau thai là gì. Nhau bám thấp là tình trạng nhau thai không bám vào phần đáy của tử cung mà một phần của bánh nhau nằm ở phần dưới của tử cung. Dựa theo tình trạng, vị trí nhau thai mà bác sĩ sẽ thường chia ra làm 4 loại bao gồm nhau bám thấp, nhau bám mép, nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn, nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn.

Phù nhau thai

Nhau thai là gì? Kích thước nhau thai như thế nào? Nhau thai có kích thước trung bình từ 2cm đến 4cm và ước tính nặng khoảng 400g đến 600g. Ở một vài trường hợp đặc biệt, bánh nhau có kích thước, cân nặng lớn hơn so với bình thường. Hiện tượng này được gọi là phù nhau thai. Phù nhau thai xảy ra khi bánh nhau tích tụ quá nhiều nước làm tăng kích thước nhau thai. Đồng thời làm giảm nguồn dinh dưỡng, máu, oxy mà cơ thể mẹ bầu cung cấp đến thai nhi.

Bệnh lý phù nhau thai là gì?
Bệnh lý phù nhau thai là gì?

>>Tìm hiểu thêm những bệnh lý khác: 

Mẹ bầu có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về nhau thai?

Hầu hết các vấn đề về nhau thai không thể được can thiệp trực tiếp. Tuy nhiên, các bước dưới đây có thể được thực hiện để thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh cho thai phụ. Vậy những việc mà mẹ bầu có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về nhau thai là gì?

  • Khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến ngay cơ sở ý tế để được thăm khám lập tức.
  • Kiểm soát các tình trạng sức khỏe của chính người mẹ như: Huyết áp cao, tiểu đường…
  • Không hút thuốc, sử dụng ma túy hoặc bất cứ chất kích thích nào.

Nếu một phụ nữ đã từng phẫu thuật tử cung hoặc có vấn đề về nhau thai trong lần mang thai trước và đang có kế hoạch mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ về những cách để giảm nguy cơ mắc lại tình trạng này.

Mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe của thai nhi
Mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe của thai nhi

Lời kết

Như vậy, qua nội dung bài viết trên Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu về nhau thai là gì. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một phòng khám thai tốt ở TP.HCM khu vực quận 1 và quận 7 TPHCM, hãy đến với dịch vụ khám thai trọn gói Happy Mommy nhé! Để đặt lịch hẹn thăm khám nhanh chóng mà không phải mất thời gian xếp hàng chờ đợi, bạn hãy liên hệ với Happy Mommy qua hotline: 0706514468 hoặc 0937873699 để được tư vấn về tình trạng sức khoẻ và bảng giá dịch vụ khám thai nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thanh Thảo

– Thực hành siêu âm Sản phụ khoa chuyên sâu (2D/ 4D/ 5D)
– Giảng viên Bộ môn Sản phụ khoa – Đại học Y Dược TPHCM
– Thực hành chuyên môn tại Bệnh viện Gia Định | Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1 TPHCM
– Phẫu thuật viên Nội soi chuyên sâu phụ khoa, Ung thư phụ khoa, Thám sát tử cung/ buồng trứng (hiếm muộn)
– Chứng chỉ thực hành Siêu âm vòi trứng chuyên sâu HYFOSY – BV Mỹ Đức & ĐHYD
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận