Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ là cơ sở quyết định sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. Để hiểu hơn về tầm quan trọng của bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và các chế độ dinh dưỡng theo từng tháng, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Happy Mommy.

Tầm quan trọng của việc lên thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có những biến đổi và phải đối mặt với những vấn đề bao gồm ốm nghén, mệt mỏi, táo bón, đau đầu, chuột rút, phù nề,…Một chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai có thể giảm thiểu, loại bỏ hoặc thậm chí ngăn ngừa nhiều vấn đề có thể xảy ra trong thai kỳ.

Theo các nghiên cứu của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine) cho rằng nếu lên thực đơn bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu khoa học thì sẽ hạn chế gặp phải các biến chứng thai kỳ, đặc biệt là tiền sản giật. Thai phụ thiếu vitamin C, vitamin E và magie có nguy cơ tiền sản giật cao gấp đôi so với thai phụ được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng này.

Một chế độ chế độ ăn cho bà bầu khoa học với đầy đủ các vitamin, khoáng chất giúp hạn chế các biến chứng khi mang thai, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ mà còn giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Khi bước vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu không còn thoải mái, vận động nhanh nhạy như trước. Việc lên thực đơn tăng cường canxi, protein, sắt, kẽm giúp phòng ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ sinh non để quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ.

tầm quan trọng của dinh dưỡng khi mang thai
Dinh dưỡng cho bà bầu ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và mẹ bầu

Hơn nữa, sau khi trải qua hành trình vượt cạn, mẹ sẽ bị mất sức, cơ thể bị tổn thương. Vì vậy, một trong những cách tốt nhất để bạn phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi sinh con là duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ và cả sau khi sinh.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ khám và quản lý thai kỳ tận tâm để được chăm sóc tốt nhất

Dưỡng chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ

Dân gian thường có quan niệm khi mang thai là “ăn cho cả hai người” nên sẽ tăng lượng thực phẩm. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng không nên tăng lượng thức ăn mà nên nâng cao chất lượng về mặt dinh dưỡng có trong món ăn. Vậy cần bổ sung những vi chất dinh dưỡng gì tốt cho bà bầu trong quá trình mang thai?

Axit folic (Vitamin B9)

Axit folic là một trong những vi chất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Vậy tại sao bổ sung axit folic lại quan trọng trong thai kỳ?

  • Phòng ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ: Như đã đề cập ở trên, axit folic chi phối sự hình thành và phát triển của não, tủy sống. Việc bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai sẽ giúp giảm tỷ lệ dị tật thai nhi như không có xương sọ não, chẻ đôi đốt sống, sứt môi, hở hàm ếch,..
  • Phòng ngừa các bệnh thiếu máu: Axit folic có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, tạo ra hồng cầu và các tế bào mới. Việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu có chứa axit folic giúp hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu, giảm tỷ lệ sảy thai, sinh non và các hội chứng rối loạn thần kinh sau sinh.
  • Phòng ngừa các bệnh ung thư và các bệnh lý khác: Ung thư cổ tử cung, ung thư vú thường gặp ở cơ thể phụ nữ thiếu vitamin B9. Tuy đây là những giả thuyết đang trong quá trình chứng minh nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý để phòng ngừa.
vai trò của vitamin b9
Vai trò của vitamin b9

Bà bầu nên bổ sung thực phẩm nào giàu axit folic? Axit folic có trong các thực phẩm hàng ngày như thịt gà, thịt vịt, trứng, ngũ cốc, các loại đậu khô, rau xanh, trái cây,…Để không bị ngán mà vẫn cung cấp đủ axit folic, bạn có thể áp dụng theo tháp dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình lên thực đơn.

Sắt

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần nạp một lượng chất sắt lớn giúp tăng thể tích máu, cung cấp máu để nuôi thai nhi và bù đắp lượng máu mất sau hành trình vượt cạn. Thiếu máu do thiếu sắt gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai cũng như trẻ nhỏ sau khi sinh.

Sắt cũng giúp tăng cảm giác thèm ăn cho bà bầu. Nếu không có đủ chất sắt, mẹ sẽ không muốn ăn, mệt mỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi đó, sức đề kháng yếu của mẹ sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này cũng ảnh hưởng đến đứa trẻ sinh ra có khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt giống như mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn. Vì vậy, bổ sung sắt đầy đủ, đúng liều lượng là điều cần thiết mẹ bầu nào cũng nên làm.

Tùy theo từng giai đoạn mang thai và thể trạng của mẹ bầu mà việc bổ sung hàm lượng sắt sẽ khác nhau. Khi đi khám và siêu âm thai, mẹ bầu nên hỏi các bác sĩ để có những tư vấn phù hợp. Bởi tuy đóng vai trò quan trọng nhưng quá nhiều sắt cũng mang lại những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà bầu như táo bón hay tiêu chảy, phân đen, khó chịu ở dạ dày,…Để bổ sung sắt hiệu quả, cần tính toán liều lượng dựa trên chế độ ăn hàng ngày của mẹ.

Sắt có nhiều các loại thực phẩm từ động vật như thịt đỏ, gan, cá, hàu, thịt gà, thịt vịt, lòng đỏ trứng,…Hay các loại thực phẩm và rau xanh chứa hàm lượng sắt thấp như sữa, ngũ cốc, đậu hũ, rau chân vịt,…Bạn nên linh hoạt điều chỉnh thực đơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà bầu để bà bầu không cảm thấy bị ngán.

Canxi

Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể giúp hình thành xương và răng, hỗ trợ quá trình đông máu, tham gia vào quá trình hình thành enzyme và hormone. Theo WHO, việc bổ sung canxi cho bà bầu trước, trong và sau quá trình mang thai là điều vô cùng cần thiết.

Khi thiếu canxi, bà bầu thường bị mất ngủ, tê chân. Khi cho con bú, cơ thể mẹ yếu, hay ra nhiều mồ hôi, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Việc thiếu hụt canxi kéo dài sau nhiều lần sinh nở là dấu hiệu báo động tình trạng loãng xương khi tới giai đoạn tiền mãn kinh.

canxi rất quan trọng với mẹ bầu
Bổ sung đầy đủ canxi để em bé phát triển khỏe mạnh

Bổ sung canxi cho bà bầu bằng những cách nào? Canxi có trong hầu hết các thực phẩm mà mẹ bầu hay gặp hàng ngày theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam như:

  • Nhóm thực phẩm đậu: đậu đen, đậu nành, đậu cô ve,..)
  • Nhóm thực phẩm thịt: thịt bò, thịt gà, thịt vịt, chân giò, tủy xương bò, dạ dày bò, thịt nạc,…
  • Nhóm thực phẩm hải sản: cua, ghẹ, tôm, tép, hến, hải sâm, cá nục, cá lác,…
  • Nhóm thực phẩm trứng: trứng gà và lòng đỏ trứng gà, trứng vịt và lòng đỏ trứng vịt,…
  • Nhóm thực phẩm lá: rau bí, rau dền (rau dền đỏ, rau dền trắng, rau dền cơm), rau đay, lá lốt, rau mồng tơi, rau muống, bắp cải, cần tây,…
  • Nhóm thực phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa bò, sữa dê, sữa chua vớt béo, sữa bột toàn phần, sữa bột tách béo, phomai,..

Kẽm

Kẽm là vi chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa axit nucleic, tổng hợp protein, hoạt hóa hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng,..Ngoài ra, khoáng chất thiết yếu này cũng sẽ giúp duy trì vị giác, khứu giác và chữa lành vết thương sau khi sinh. Vì vậy bổ sung kẽm trong thực đơn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vô cùng quan trọng.

Bổ sung kẽm cho bà bầu bằng những cách nào? Thực phẩm chứa kẽm bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, đậu và các loại hạt.

Các loại vitamin

Vitamin là những chất hữu cơ mà cơ thể khó tự tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào. Các loại vitamin có tác dụng duy trì quá trình trao đổi chất đảm bảo cho quá trình phát triển, hoạt động bình thường của cơ thể.

các loại vitamin
Các loại vitamin thiết yếu cho thai kỳ, giúp bổ sung đnh dưỡng cho bà bầu

Đối với phụ nữ mang thai, vitamin không chỉ giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe, bổ sung nhu cầu gia tăng trong thai kỳ mà còn giúp thai nhi trong bụng mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển toàn diện. Theo nhiều nghiên cứu, việc cung cấp đầy đủ vitamin còn là cách giúp trẻ phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh, đảm bảo sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ.

Trước khi bổ sung các loại vitamin vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, bạn nên tìm hiểu và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để hấp thu được các dưỡng chất một cách tốt nhất

Bên cạnh vitamin B9 mà Happy Mommy chia sẻ ở trên, các loại vitamin dưới đây vô cùng cần thiết cho bà bầu trong quá trình mang thai và cho con bú.

  • Vitamin A là vi chất quan trọng hỗ trợ quá trình hình thành giác mạc, sự phát triển của các cơ xương khớp. Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu chứa vitamin A qua các thực phẩm như sữa tươi, phô mai, sữa chua, dầu cá, cà rốt, bí ngô, đu đủ, khoai lang, xoài,…
  • Vitamin C tham gia vào quá trình oxy hóa khử trong cơ thể, chống lão hóa và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Vitamin C cũng giúp tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể.
  • Vitamin E: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống vitamin E kết hợp với vitamin C làm giảm đáng kể chứng tiền sản giật, đặc biệt ở những thai phụ có nguy cơ cao như rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Tình trạng ốm nghén khi mang thai khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu bổ sung Vitamin B2 đúng liều lượng sẽ có thể chống lại mệt mỏi và cảm thấy tràn đầy năng lượng. Vitamin B2 giúp hấp thu sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai, ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai.
  • Vitamin B6 (Pyridoxin): Đây là một vitamin tan trong nước có vai trò sản xuất axit amin, chuyển hóa protein, chất béo, carbohydrate. Vì vậy mà vitamin này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi, tạo ra các tế bào hồng cầu cho cơ thể.
  • Vitamin B1 (Thiamin): Đây là một vitamin đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của hệ thống thần kinh trung ương. Nếu thiếu vitamin B1, thai nhi khi sinh ra có thể mắc bệnh tổn thương nghiêm trọng cho tim và phổi.
  • Vitamin B12 (Cobalamin): Đây là một vitamin không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp hình thành các tế bào máu và duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Bổ sung vitamin B12 có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng nôn trớ khi ốm nghén. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng B12 để điều trị chứng nôn trớ.

Bên cạnh những dưỡng chất thiết yếu kể trên, cũng có các nhóm thực phẩm không tốt cho thai kỳ, các mẹ cần hạn chế và tránh xa

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất) là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ. Thai nhi chỉ mới hình thành nên còn rất non yếu. Lúc này, cơ thể mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn ngủ, luôn có cảm giác đói và thèm ăn những món mà trước đây chưa từng ăn.

Đôi khi mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, choáng váng, chóng mặt, phản ứng dị ứng với một số mùi và muốn đi tiểu liên tục. Đây là những biểu hiện bình thường khi mang thai ở những tháng đầu. Mọi cơ quan trong cơ thể đều phải thay đổi để thích nghi với sự xuất hiện của em bé.

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Dinh dưỡng cho các mẹ giai đoạn đầu thai kỳ

Điều quan trọng nhất mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu là cần lưu ý chế độ ăn uống để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi qua thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu. Khi lên thực đơn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung các nhóm chất quan trọng sau trong bữa ăn dinh dưỡng cho bà bầu: Folate, Canxi, Sắt.

Để đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn mặn, thực phẩm có nhiều muối
  • Tránh ăn những thực phẩm có khả năng gây sảy thai như rau sam, đu đủ xanh,…
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ và thức uống có gas, thức uống chứa cồn
  • Tránh ăn những thực phẩm thịt, cá, trứng sống, tái
  • Tránh nạp sữa và các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất thai kỳ 3 tháng đầu, hầu hết mẹ bầu sẽ không còn cảm giác ốm nghén, ăn uống cũng cảm thấy ngon miệng hơn. Nhưng không phải vì thế mà chủ quan trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.

Đâu là món ăn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa? Bầu 3 tháng giữa ăn gì để vào con không vào mẹ? Cần bổ sung dưỡng chất cho bầu như thế nào? Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ cần bổ sung các dưỡng chất DHA, vitamin C, vitamin A, vitamin D, kẽm và sắt. Ngoài ra, những thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu dưới đây cũng có vai trò quan trọng trong 3 tháng giữa:

  • Sữa ít béo giàu canxi
  • Thịt nạc bò giúp bổ sung sắt, protein
  • Tôm giúp bổ sung kẽm và canxi
  • Chất béo tốt có trong các loại hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt macca, hạt óc chó,…hay các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu oliu,…

Mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu không nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu cần kiêng trong giai đoạn 3 tháng giữa

  • Hạn chế những món ăn cay nóng để tránh tình trạng ợ nóng, trào ngược.
  • Hạn chế ăn gừng để tránh tình trạng giãn mạch máu.
  • Tuyệt đối không ăn những loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao làm ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi và dễ gây sảy thai.
  • Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi và gây ra những biến chứng không mong muốn trong thai kỳ như tiền sản giật, tăng huyết áp.

XEM THÊM: Tư thế ngủ thoải mái, giảm áp lực cho mẹ bầu 

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

3 Tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi có bước phát triển nhảy vọt, mẹ bầu cần chú ý bổ sung dinh dưỡng tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu lành mạnh không chỉ giúp mẹ khỏe mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi, giúp bé hoàn thiện các cấu trúc cơ thể để chuẩn bị chào đời.

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Dinh dưỡng cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ

Bữa ăn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần đảm bảo 3 tiêu chí: đủ dưỡng chất, an toàn và vào con không vào mẹ. Để đạt được 3 tiêu chí này, mẹ bầu cần nhớ 4 nguyên tắc sau:

  • Ăn đủ chất: Mẹ ăn đủ và đúng chất dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, hạn chế các biến chứng thai kỳ mà mẹ không bị tăng cân nhiều.
  • Luôn luôn ăn sáng: Đối với phụ nữ mang thai, bữa sáng là vô cùng quan trọng. Bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho ngày mới sau một đêm ngủ ngon. Hơn nữa, ăn sáng không khiến mẹ tăng cân, béo phì.
  • Uống nhiều nước: Uống nước có tác dụng rất tốt cho mẹ bầu, giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón, giảm cảm giác thèm ăn vặt, từ đó kiểm soát cân nặng của mẹ hiệu quả hơn.
  • Bổ sung đa dạng chất xơ từ các loại rau củ quả, trái cây theo sở thích và không có hại tới thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ chú ý không nên ăn bữa chính quá no khiến dạ dày phải hoạt động nhiều. Cân nặng cũng sẽ khó kiểm soát hơn. Mẹ bầu có thể xen kẽ giữa các bữa ăn chính và bữa phụ với nhau. Bữa phụ buổi tối không nên ăn quá khuya gây khó ngủ, tốt nhất nên ăn trước 21h kèm theo một ít hoa quả và sữa tươi.

Bên cạnh việc ăn uống, tập thể dục cũng giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu, tham khảo ngay các bài tập thể dục nhẹ nhàng, hiệu quả cho thai kỳ.

Đối với những bà bầu không muốn tăng cân quá nhiều thì hạn chế đồ ăn vặt, đồ ngọt, nước ngọt. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo bà bầu không nên ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên rán vì chứa nhiều calo, hàm lượng chất béo cao, dễ gây béo phì.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng và giai đoạn mang thai. Hy vọng những thông tin trên phần nào hỗ trợ mẹ trong quá trình mang thai để có một thai kỳ an toàn.

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA HAPPY MOMMY

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

Bình luận