Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu thường gặp khi mang thai, tuy nhiên các mẹ bầu cũng không được chủ quan. Bài viết dưới đây Happy Mommy sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa buồn nôn chóng mặt khi mang thai.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai trong từng giai đoạn thai kỳ

Nguyên nhân bị chóng mặt khi mang thai phụ thuộc vào giai đoạn của thai kỳ, cụ thể là:

Chóng mặt khi mang thai ở 3 tháng đầu

Bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu là do nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn thành mạch, gây ra huyết áp thấp khiến bà bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu còn có thể xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết qua thức ăn do ốm nghén cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.

Chóng mặt là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ mang thai
Chóng mặt là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ mang thai

Chóng mặt khi mang thai ở 3 tháng giữa

Trong giai đoạn phát triển, thai nhi sẽ bắt đầu lớn lên gây áp lực lên tử cung của mẹ hoặc chèn ép các mạch máu khiến quá trình lưu thông kém trơn tru, gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi mang thai. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên đứng quá lâu hoặc do tính chất công việc phải hoạt động nhiều giờ liên tục, mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi chóng mặt. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai lúc này là do cơ thể đang phát đi tín hiệu cảnh báo rằng mẹ bầu đang dần kiệt sức.

Chóng mặt buồn nôn khi mang thai ở 3 tháng cuối

Nhiều bà bầu không muốn đi vệ sinh thường xuyên nên ngại uống nước. Điều này vô tình dẫn đến một tình trạng khác còn khó chịu hơn, đó là đau đầu chóng mặt khi mang thai do mất nước. Nếu mức chất lỏng trong cơ thể bạn bị thiếu hụt, bạn sẽ cảm thấy choáng váng đến nặng nề.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến bà bầu chóng mặt buồn nôn khi mang thai là thiếu máu. Tại thời điểm này, cơ thể mẹ bầu vẫn chưa tạo đủ máu để cung cấp cho hệ thống tuần hoàn đang mở rộng nhanh chóng. Chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối khiến bạn không còn hứng thú với việc ăn uống, tạo tiền đề cho sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng để tạo máu, chẳng hạn như sắt và folate. Như vậy, bạn cũng có thể thấy rằng chóng mặt khi mang thai tháng cuối là biểu hiện cảnh báo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu đang không được tốt.

Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi mang thai

Khi mẹ bầu đột nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi mang thai thì hãy thực hiện những cách giảm chóng mặt khi mang thai dưới đây để nhằm khắc phục tình trạng đang gặp phải.

  • Mở cửa sổ, cửa ra vào để không khí trong lành hoặc đến những nơi mát mẻ có cây xanh nếu đó là vào ban ngày.
  • Tranh thủ nằm nghiêng trái để máu lưu thông lên não tốt hơn, giúp cơn chóng mặt dịu dần và mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Ngồi xuống từ từ nếu bị chóng mặt khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu nên ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối.
  • Khi gặp tình trạng chóng mặt khi mang thai, bạn hãy cố gắng uống một cốc nước lọc, nước trái cây hoặc ăn nhẹ một chiếc bánh ngọt nhỏ để cải thiện tình trạng chóng mặt nếu bị tụt đường huyết.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai.
Nên tham khảo các bài tập yoga dành cho bà bầu để giảm chóng mặt khi mang thai
Nên tham khảo các bài tập yoga dành cho bà bầu để giảm chóng mặt khi mang thai

Cách phòng ngừa chóng mặt khi mang thai

Làm sao để hết chóng mặt khi mang thai là chủ để được nhiều chị em quan tâm. Chóng mặt khi mang thai là tình trạng có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải hiện tượng chóng mặt khi mang thai này, bạn hãy áp dụng một vài biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế đứng lâu, thay vào đó ngồi nhiều hơn. Tuy nhiên, bà bầu không nên ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu.
  • Khi ngồi và đứng dậy phải thực hiện động tác từ từ, không nên đứng dậy đột ngột.
  • Khi mang thai ở 6 tháng cuối thì bạn không nên nằm ngửa, thay vào đó hãy nằm nghiêng bên trái.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo đủ năng lượng, tránh hạ đường huyết vì sẽ gây chóng mặt, choáng váng.
  • Uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, tránh tình trạng mất nước, nhất là khi bị nôn.
  • Bà bầu nên chọn trang phục rộng rãi và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể được thoải mái, dễ chịu.
  • Khi bị chóng mặt kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo, bà bầu nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám. Các mẹ tuyệt đối không nên tự mua thuốc về uống vì như vậy không những không cải thiện được tình hình mà còn có thể gây hại cho cả mẹ và con.
  • Các mẹ đừng quên khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa chóng mặt khi mang thai
Mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa chóng mặt khi mang thai

Khi thăm khám sức khỏe thai kỳ tại phòng khám Happy Mommy, mẹ sẽ được trực tiếp đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về những vấn đề sức khỏe khi mang thai.  Bên cạnh đó, Happy Mommy còn được trang bị những thiết bị siêu âm, kiểm tra sức khỏe hiện đại, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thường xuyên chóng mặt khi mang thai có gây nguy hiểm không? Khi nào cần đến bác sĩ?

Chóng mặt khi mang thai có thể là bình thường nhưng cũng có thể là bất thường nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ và có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, nhờ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng khó thở chóng mặt khi mang thai rất phổ biến và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu thường xuyên chóng mặt và đau đầu liên tục nhưng không rõ nguyên nhân hoặc chóng mặt kèm theo chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên xem thường tình trạng hoa mắt, bị líu lưỡi và có dấu hiệu mất nhận thức, thay đổi vị giác… Nếu thấy có thể xuất hiện những dấu hiệu trên thì cần phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Mẹ bầu đừng quên thăm khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe của mình và bé
Mẹ bầu đừng quên thăm khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe của mình và bé

Lời kết

Như vậy, với nội dung bài viết trên Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai và những cách để khắc phục hiện tượng trên. Nếu bạn đang muốn tìm một cơ sở khám thai kỳ uy tín tại quận 1 và quận 7 Tp.HCM thì hãy tham khảo ngay Happy Mommy qua website: https://happymommyclinic.com/ hoặc gọi vào hotline: 0937873699 để được tư vấn và đặt lịch hẹn nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

Bình luận