Đặt vòng nâng cổ tử cung là một trong những phương pháp phòng tránh nguy cơ sảy thai, sinh non khá phổ biến hiện nay, được nhiều bác sĩ chuyên khoa Sản áp dụng. Tuy nhiên, còn rất nhiều chị em phụ nữ xa lạ đối với kỹ thuật điều trị này. Vậy nên hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Happy Mommy để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Biện pháp điều trị đặt vòng nâng cổ tử cung là gì?

Vòng nâng cổ tử cung là một loại dụng cụ y tế được làm bằng chất liệu silicon, dùng để chèn bên trong âm đạo của mẹ bầu nhằm nâng đỡ cổ tử cung và các cơ quan vùng chậu. Phương pháp điều trị này được sử dụng phổ biến trong việc dự phòng sinh non và điều trị tình trạng sa tạng chậu, sa sinh dục… Đặc biệt là với các bệnh nhân không muốn hoặc không thể tiến hành phẫu thuật vì nhiều yếu tố rủi ro khác.

 Phương pháp đặt vòng nâng cổ tử cung được sử dụng trong việc dự phòng sinh non
Phương pháp đặt vòng nâng cổ tử cung được sử dụng trong việc dự phòng sinh non

Giai đoạn tốt nhất để tiến hành nâng cổ tử cung bằng đặt vòng là từ tuần thứ 13 đến tuần 20 của thai kỳ và không vượt quá tối đa 37 tuần. Khi thai nhi được 37 tuần, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành tháo vòng để quá trình sinh đẻ diễn ra như bình thường.

Lúc nào nên đặt vòng nâng cổ tử cung?

Đặt vòng cổ tử cung là biện pháp ít xâm lấn, không gây đau đớn, có độ an toàn cao và hiệu quả tốt. Tuy nhiên, không phải sản phụ nào cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị này. Dưới đây là các trường hợp nên và không nên áp dụng:

Trường hợp nên đặt vòng nâng cổ tử cung

Dưới đây là một số trường hợp phổ biến thường được bác sĩ sản khoa chỉ định sử dụng biện pháp đặt vòng cổ tử cung: 

  • Sản phụ bị hở eo tử cung nhưng trước đó không khâu vòng được do bệnh nhân đến thăm khám trễ.
  • Mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu sinh non và có nguy cơ sảy thai cao.
  • Các mẹ bầu đã từng có tiền sử sảy thai vào quý 2 của thai kỳ hoặc có tiền sử sinh non nhưng chưa đủ chỉ định để tiến hành khâu vòng cổ tử cung.
  • Các sản phụ mang song thai hoặc đa thai nhưng cổ tử cung ngắn.
  • Mẹ bầu có chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 25 mm hoặc cổ tử cung hình phễu. 
Trường hợp hở eo cổ tử cung sẽ được bác sĩ chỉ định đặt vòng
Trường hợp hở eo cổ tử cung sẽ được bác sĩ chỉ định đặt vòng

Trường hợp không nên đặt vòng nâng cổ tử cung

Chống chỉ định đặt vòng cổ tử cung với các trường hợp bệnh lý dưới đây: 

  • Sản phụ bị động thai, ra nhiều máu
  • Mẹ bầu nghi ngờ đang bị rỉ ối
  • Âm đạo bị viêm nhiễm, chảy máu, phù nề, có polyp cổ tử cung,…
  • Thai nhi dị tật
  • Các trường hợp bị dị tật sinh dục bẩm sinh.

Ưu điểm và nhược điểm của đặt vòng nâng cổ tử cung 

Điều trị bằng phương pháp đặt vòng nâng cổ tử cung mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Bên cạnh đó, cũng không thiếu hạn chế tiêu cực, hãy cùng tìm hiểu cụ thể:

Đặt vòng nâng cổ tử cung có những ưu điểm và nhược điểm nhất định
Đặt vòng nâng cổ tử cung có những ưu điểm và nhược điểm nhất định

Ưu điểm

  • Có thể điều trị các bệnh lý về sàn chậu như: thoát vị âm đạo, trực tràng túi, sa tử cung, sa âm đạo, sa trực tràng, sa bàng quang,… 
  • Vòng nâng tử cung được làm bằng chất liệu silicon nên an toàn và không gây đau đớn sau khi đặt vào âm đạo.
  • Ít xâm lấn, tiết kiệm chi phí hơn so với các hình thức điều trị khác, chẳng hạn như khâu vòng tử cung.
  • Việc đặt vòng hay lấy vòng đều diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, chỉ mất khoảng từ 5 đến 10 phút. Sản phụ không cần dùng đến thuốc giảm đau hoặc gây mê và cũng không cần nằm viện điều trị.

Nhược điểm

  • Mặc dù phương pháp điều trị này có độ an toàn khá cao nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng. Chẳng hạn như: viêm âm đạo, tăng tiết dịch âm đạo, xuất huyết âm đạo, đi tiêu/ đi tiểu khó khăn hoặc bị đau, bị cộm,…
  • Sau khi đặt vòng, có thể sẽ gặp đôi chút khó khăn khi muốn tiếp cận cổ tử cung trong quá trình siêu âm qua âm đạo. 

Những điều cần chú ý sau khi đặt vòng nâng cổ tử cung

Để đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé, sau khi tiến hành đặt vòng nâng cổ tử cung thành công, sản phụ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vòng mới đặt chưa ổn định nên mẹ bầu cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động, để tránh tình trạng vòng bị tuột khỏi cổ tử cung.
  • Sau khi đặt vòng, mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tuy nhiên tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy mạnh. Tốt nhất nên sử dụng nước ấm hoặc dùng dung dịch vệ sinh lành tính, dịu nhẹ.
  • Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Cố gắng điều tiết tâm trạng, luôn lạc quan, vui vẻ, thoải mái. Tránh lo âu, căng thẳng hoặc mệt nhọc quá độ. 
  • Không được mang vác những vật quá nặng.
  • Sau khi đặt vòng, tuyệt đối không được quan hệ tình dục.
  • Sau khi đặt vòng, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: ra nhiều khí hư, ra máu, ngứa ngáy âm đạo, sốt, mệt mỏi,… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Sau khi đặt vòng nâng, mẹ bầu cần nghỉ ngơi tại giường
Sau khi đặt vòng nâng, mẹ bầu cần nghỉ ngơi tại giường

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp điều trị bệnh, bảo vệ thai nhi hữu ích, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên ít nhiều vẫn tồn tại rủi ro vì vậy các mẹ bầu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

Xem thêm:

Bình luận