Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Nơi này tưởng như không đóng vai trò gì trong cơ thể nhưng lại rất quan trọng trong quá trình sinh nở. Dưới đây là những kiến thức quan trọng mà chị em cần biết về tầng sinh môn. Hãy cùng Happy Mommy tham khảo bài viết này nhé!

Tầng sinh môn và những chức năng đảm nhận

Tầng sinh môn là gì? Đây là một trong những cấu tạo quan trọng của bộ phận sinh dục. Dưới đây là phần giải đáp những thông tin liên quan đến bộ phận này.

Tầng sinh môn nằm ở đâu?

Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể người phụ nữ, có vai trò rất quan trọng trong quá trình giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Bộ phận này là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo dài khoảng 3-5 cm. Nếu như bộ phận sinh dục nam nằm phía ngoài thì bộ phận sinh dục nữ nằm khuất phía dưới, được che bởi 2 đùi ở phía trên.

Cấu tạo 

Tầng sinh môn gồm phần phần mềm, cơ các dây chằng bịt kín lỗ vùng dưới xương chậu. Bộ phận này có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp sâu, lớp giữa và lớp nông. Mỗi tầng sẽ gồm có cơ và được bao bởi một lớp cân riêng biệt.

Chức năng 

Tầng sinh môn là bộ phận thuộc hệ thống sinh sản có chức năng bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan vùng chậu như tử cungâm đạotrực tràngbàng quang… Đây là phần cửa giao hợp để nhận tinh trùng vào tử cung, đồng thời đáp ứng nhu cầu tình dục của chị em phụ nữ.

Bộ phận nàyđóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình sinh sản của chị em phụ nữ. Do tầng sinh môn sẽ mở rộng để đưa thai nhi ra ngoài nên bộ phận này giúp em bé chào đời an toàn và dễ dàng hơn. Nếu tầng sinh môn không được giãn nở tốt, nhất là với phụ nữ sinh con lần đầu thì sẽ dễ dẫn đến rách và tổn thương. Trường hợp này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể khiến chị em giảm chất lượng sinh hoạt tình dục.

Chức năng của tầng sinh môn
Tầng sinh môn là bộ phận hỗ trợ chị em trong quá trình sinh sản

Tại sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh con?

Trên thực tế, trong quá trình sinh thường, bộ phận sinh dục nữ dần dần giãn nở để thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc giãn nở cũng có hạn chế khiến thai nhi không thể ra ngoài. Nhất là khi thai nhi quá to hoặc có trọng lượng lớn. Đối với những sản phụ có tầng sinh môn kém linh hoạt, bị viêm âm đạo, tử cung co bóp không đủ khỏe cũng khiến quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn.

Để xử lý những tình trạng đó, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh phải thực hiện một thủ thuật nhỏ là rạch một đường ngắn để giúp thai nhi ra đời nhanh chóng. Điều này giúp tránh việc mẹ phải cố gắng rặn sẽ làm rách tầng sinh môn. Vết khâu rách sẽ khó đạt tính thẩm mỹ cao như vết khâu mà bác sĩ chủ động rạch. Đối với một số phụ nữ có khả năng sinh nở dễ dàng hoặc sinh con nhỏ thì có thể bỏ qua thủ thuật này.

Tại sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh con?
Rạch tầng sinh môn sẽ giúp mẹ bầu dễ sinh con hơn

4 Điều cần biết trước khi thẩm mỹ tầng sinh môn

Theo ước tính, có khoảng 80% phụ nữ trên 30 tuổi gặp các vấn đề về giãn rộng âm đạo, rối loạn nội tiết tố, độ đàn hồi âm đạo kém. Vì vậy, họ thường tìm tới thẩm mỹ tầng sinh môn để cải thiện đời sống tinh thần và sức khỏe.

Lợi ích của việc làm đẹp tầng sinh môn

Hiện nay, rất nhiều chị em có nhu cầu làm đẹp tầng sinh môn bằng cách thu gọn. Vì điều này cải thiện thẩm mỹ “cô bé” và giúp toàn bộ phận sinh dục của chị em trông thon gọn hơn. Đồng thời, tăng khoái cảm tình dục, cải thiện sẹo sau khi thực hiện khâu. Ngoài ra, khi thẩm mỹ tầng sinh môn còn giúp hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

Đối tượng nào cần quan tâm đến làm đẹp tầng sinh môn

Thực hiện thu hẹp tầng sinh môn có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không phải chị em nào cũng nên thực hiện phương pháp tiểu phẫu này. Dưới đây là những đối tượng nên và không nên thực hiện khâu mà bác sĩ khuyến cáo.

Đối tượng nên thẩm mỹ tầng sinh môn là: Phụ nữ có môi lớn và môi bé quá dài, nhăn nheo. Phụ nữ bị sẹo lồi, sẹo xấu khi rạch tầng sinh môn, ống âm đạo rộng bẩm sinh. Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần hoặc quan hệ tình dục nhiều lần cũng có thể dùng dịch vụ thẩm mỹ tầng sinh môn. Bên cạnh đó, nếu bộ phận này bị sai cấu trúc do sa tử cung hoặc đơn giản là bạn muốn cải thiện đời sống vợ chồng.

Với những phụ nữ đang mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt, bị nhiễm trùng và nhiễm nấm, bệnh tim, tiểu đường, tâm lý bất ổn thì không nên thẩm mỹ tầng sinh môn.

Đối tượng nào cần quan tâm đến làm đẹp tầng sinh môn
Thẩm mỹ tầng sinh môn giúp “cô bé” tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo sức khỏe

>>>Tìm hiểu thêm các phương pháp thẩm mỹ vùng kín:

Thu hẹp tầng sinh môn được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Ca phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn diễn ra trong khoảng 30 phút. Trước khi thực hiện, bác sĩ đều tiến hành thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân. Qua đó xét nghiệm, thử phản ứng thuốc, loại trừ các bệnh lý gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Và khi đủ điều kiện phẫu thuật, bạn sẽ được chuyển sang các bước tiếp theo:

  • Bước 1: Gây tê vùng tầng sinh môn nhằm giảm đau trong quá trình phẫu thuật.
  • Bước 2: Cắt bỏ phần da thừa ở âm đạo sao cho đạt thẩm mỹ cao nhất.
  • Bước 3: Nối cơ vòng âm đạo để thu nhỏ âm đạo, giúp ống âm đạo chặt hơn, thu nhỏ hơn.

Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn cần phải lưu ý những gì?

Sau khi rạch tầng sinh môn, 7 ngày sau bác sĩ sẽ cắt chỉ và bạn sẽ tự chăm sóc tại nhà. Trong khoảng thời gian 6 tuần đến 3 tháng sau khi phẫu thuật, các chức năng của tầng sinh môn gần như phục hồi hoàn toàn và bạn có thể sinh hoạt tình dục trở lại bình thường. Nên lưu ý, một vài lần đầu tiên quan hệ tình dục sau khi phẫu thuật có thể gây đau đớn cho bạn. Sau đó mọi thứ sẽ quen dần, bạn có thể quan hệ tình dục bình thường và không còn đau nữa.

Để tránh những biến chứng không mong muốn, bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc đồ rộng và chất liệu mang đến sự thoải mái. Ngoài ra, bạn cần tránh vận động mạnh và uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, phải kiêng quan hệ tình dục trong tháng đầu tiên và tái khám đúng lịch hẹn.

Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn cần phải lưu ý những gì?
Sau phẫu thuật, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn

Như vậy, tầng sinh môn là một cơ quan quan trọng của cơ thể. Khi bạn có nhu cầu muốn thẩm mỹ tầng sinh môn, bạn cần tìm đến cơ sở ý tế có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn.

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 1:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám thai Quận 7:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận