Trong thai kỳ, việc theo dõi sức khỏe của thai nhi là một phần không thể thiếu. Một trong những chỉ số quan trọng được theo dõi đó là bảng cân nặng thai nhi. Việc biết được trọng lượng của thai nhi không chỉ cung cấp thông tin về sự phát triển của em bé mà còn giúp bác sĩ và các bậc cha mẹ đánh giá được sức khỏe của thai phụ và cần có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp. Trong bài viết này, Happy Mommy sẽ chia sẻ cho mẹ cách đo và bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi nhé!

Vì sao phải kiểm soát cân nặng thai nhi? 

Việc kiểm soát cân nặng của thai nhi là một phần quan trọng trong quá trình thai kỳ vì nó mang lại những lợi ích to lớn cho cả mẹ và em bé. Việc theo dõi cân nặng thai nhi bé trai và bé gái sẽ giúp:

  • Đánh giá sức khỏe của thai nhi: Cân nặng thai nhi là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển và sức khỏe của em bé. Việc theo dõi cân nặng giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe như thiếu dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh hay các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Thông qua việc kiểm soát cân nặng, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để đảm bảo thai nhi nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
  • Phòng tránh biến chứng thai kỳ: Thai nhi thừa cân có thể gây ra nhiều biến chứng như nguy cơ sinh mổ tăng cao, béo phì, suy hô hấp và các vấn đề khác. Trong khi đó, thai nhi thiếu cân có thể gây ra suy nhược cơ thể mẹ, nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, hạ đường huyết, và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
  • Định kỳ theo dõi sự phát triển của thai nhi: Việc kiểm soát cân nặng giúp bác sĩ và nhân viên y tế theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn thai kỳ. Nếu có bất kỳ biến động nào không bình thường, họ có thể thực hiện các biện pháp can thiệp sớm để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Kiểm soát cân nặng thai nhi đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của em bé, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ
Kiểm soát cân nặng thai nhi đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của em bé, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn

Sau đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn, dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Tuổi thai nhi Cân nặng (gam) Chiều dài (cm)
Tuần 8 1 1.6
Tuần 9 2 2.3
Tuần 10 4 3.1
Tuần 11 45 4.1
Tuần 12 58 5.4
Tuần 13 73 6.7
Tuần 14 93 14.7
Tuần 15 117 16.7
Tuần 16 146 18.6
Tuần 17 181 20.4
Tuần 18 222 22.2
Tuần 19 272 24.0
Tuần 20 330 25.7
Tuần 21 400 27.4
Tuần 22 476 29
Tuần 23 565 30.6
Tuần 24 665 32.2
Tuần 25 756 33.7
Tuần 26 900 35.1
Tuần 27 1000 36.6
Tuần 28 1100 37.6
Tuần 29 1239 39.3
Tuần 30 1.396 40.5
Tuần 31 1.568 41.8
Tuần 32 1.755 43.0
Tuần 33 2000 44.1
Tuần 34 2200 45.3
Tuần 35 2.378 46.3
Tuần 36 2.600 47.3
Tuần 37 2.800 48.3
Tuần 38 3.000 49.3
Tuần 39 3.186 50.1
Tuần 40 3.338 51.0
Tuần 41 3.600 51.5
Tuần 42 3.700 51.7

Lưu ý rằng đây là cân nặng trung bình của thai nhi. Mỗi thai nhi có thể phát triển theo tốc độ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vì thế, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo và cần có sự tham vấn từ bác sĩ.

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Ba mẹ có thể tham khảo cách đo cân nặng thai nhi bé gái, bé trai theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: Trong khoảng thời gian này, bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Do sự uốn cong của chân bé trong bào thai suốt nửa đầu của thai kỳ, việc đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé trở nên khó khăn. Do đó, chiều dài đo được trong giai đoạn này được gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42: Trong khoảng thời gian này, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân. Trong suốt giai đoạn này, kích thước cũng như cân nặng của thai nhi sẽ tăng dần và phát triển một cách đều đặn.
  • Từ tuần thứ 32 trở đi: Đây là giai đoạn khi cân nặng của bé đạt mức tối đa, và các đường nét cuối cùng của bé được hoàn thiện. Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển và chuẩn bị cho quá trình ra đời.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Cân nặng thai nhi tác động bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu đến từ thể trạng sức khỏe của mẹ. Sau đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi. 

Dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của mẹ 

Mọi thay đổi trên cơ thể của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc tiêu thụ quá nhiều calo, có thể dẫn đến việc cân nặng của thai nhi sụt hoặc tăng vượt quá mức an toàn. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sau khi sinh.

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày và xây dựng thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Việc này bao gồm việc tăng cường các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, các nguồn protein và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế đồ ăn nhanh và thức ăn giàu đường. Nếu cần, mẹ có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc bác sĩ đang theo dõi sức khỏe để có các khuyến nghị cụ thể và phù hợp nhất cho mình và thai nhi. 

Dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi khi mang thai và sau sinh
Dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi khi mang thai và sau sinh

Di truyền 

Tính di truyền về vóc dáng từ cả bố và mẹ đều có thể góp phần vào cân nặng thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 23% vóc dáng của em bé có thể được giải thích bởi yếu tố di truyền từ cha mẹ. Điều này có nghĩa là các gen mà thai nhi thừa hưởng từ bố và mẹ có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài của bé. 

Nếu cân nặng của thai nhi thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của thai nhi bình thường trong một khoảng thời gian dài liên tục, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm các xét nghiệm chuyên sâu. Cụ thể là các xét nghiệm chuyên sâu về di truyền để đánh giá bất thường về tăng trưởng của thai nhi bằng phương thức chọc ối hay sinh thiết gai nhau.

Đơn thai hay đa thai 

Số lượng thai nhi trong tử cung của mẹ có thể ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng của thai nhi. Trong trường hợp mẹ mang đa thai, cân nặng và chiều dài của các em bé thường thấp hơn so với mức tiêu chuẩn cho thai nhi đơn. Điều này là hiển nhiên vì nguồn dinh dưỡng và không gian phát triển của mỗi em bé được chia sẻ giữa nhiều thai nhi.

Việc mang đơn thai hay đa thai cũng ảnh hưởng đến cân nậng của thai nhi
Việc mang đơn thai hay đa thai cũng ảnh hưởng đến cân nậng của thai nhi

Thứ tự sinh con

Thứ tự sinh con cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Trong nhiều trường hợp, bé sinh sau thường nặng hơn bé sinh đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa các lần sinh là quá ngắn, có thể xảy ra tình trạng ngược lại, tức là bé sau có thể nhẹ cân hơn bé đầu. Điều này thường xảy ra khi khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá gần nhau khiến cơ thể mẹ không đủ thời gian phục hồi và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ tiếp theo.

Chỉ số cân nặng và tình trạng sức khỏe của mẹ 

Chỉ số cân nặng thai nhi thường phản ánh tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, nếu mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường hay béo phì thường có xu hướng sinh con có cân nặng lớn hơn so với những mẹ không mắc các bệnh này. 

Ngược lại, nếu mẹ bầu quá gầy, suy nhược cơ thể thì có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho thai nhi. Những biến động này thường được phản ánh qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi

Việc lưu ý đến chuẩn cân nặng của thai nhi là một phần quan trọng trong quá trình mang thai. Sau đây là một số lưu ý mẹ cần nhớ: 

  • Chênh lệch với chuẩn cân nặng: Nếu cân nặng của thai nhi có sự chênh lệch lớn so với bảng chuẩn, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe và phát triển của thai nhi.
  • Thai quá lớn: Trường hợp thai quá lớn có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Thai nhi có kích thước lớn hơn bảng chuẩn khoảng 3cm có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì ngay từ trong bụng mẹ.
  • Thai quá nhẹ cân: Thai nhi quá nhẹ cân có thể gặp vấn đề về suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, gây ra các vấn đề về sức khỏe khi sinh ra và ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh sau này.
  • Thăm khám và thăm bác sĩ: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến cân nặng của thai nhi, mẹ bầu nên thăm bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. 
Những điều cần lưu ý về tiêu chuẩn cân nặng thai nhi
Những điều cần lưu ý về tiêu chuẩn cân nặng thai nhi

Các mom cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn?

Để đảm bảo cân nặng của thai nhi phát triển theo chuẩn, các mẹ bầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng: Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhưng cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Kiểm soát cân nặng: Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình, tránh tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong toàn bộ thai kỳ, mục tiêu tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg, hoặc 16 – 20 kg nếu mang đa thai.
  • Phân chia tăng cân theo giai đoạn: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Giai đoạn từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng cần giới hạn nếu thừa cân.
  • Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý: Cần có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp. Tránh căng thẳng và stress, vì điều này cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
  • Thăm khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển và cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi. Nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng chuẩn, cần thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Trường hợp thai nhi chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, nhẹ cân dưới mức tiêu chuẩn kèm theo một vài chỉ số báo hiệu sự đi xuống về sinh hiệu của thai nhi có thể bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm. Để đưa ra quyết định này, bác sĩ sẽ dựa vào các nguyên nhân sau:

  • Giảm trở kháng động mạch não giữa (MCA, PI)
  • Giảm trở kháng động mạch rốn (UA, PI)
  • Giảm trở kháng tổng thể (CPR, PI)

Các tình trạng này cho thấy dòng máu qua rốn và não để nuôi thai nhi đang ở mức báo động, cần phải đưa thai nhi ra ngoài gấp trước khi nguy hiểm. 

Trường hợp cân nặng thai nhi quá thấp dưới tiêu chuẩn sẽ không chịu đựng được trước những cơn gò chuyển dạ, dẫn đến suy hô hấp, suy thai khi chuyển dạ. Đây cũng có thể là nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm.

Quản lý thai kỳ là dịch vụ được đông đảo mẹ bầu lựa chọn khi tìm đến Phòng khám sản phụ khoa Happy Mommy. Đến với Happy Mommy quận 1 và quận 7 mẹ sẽ được đội ngũ bác sĩ nội trú sản phụ khoa trực tiếp thăm khám, theo dõi và tư vấn cho các mẹ tất tần tật các vấn đề khi mang thai, bao gồm cả cân nặng thai nhi giúp quá trình mang thai diễn ra an toàn và vượt cạn thành công. Liên hệ ngay với Happy Mommy qua hotline 0937 873 699 hoặc đặt lịch khám tại đây

Lời kết

Mong rằng với những chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng thai nhi và bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo từng giai đoạn. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về cân nặng của thai nhi hay trong quá trình mang thai thì hãy liên hệ với Happy Mommy để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Xem thêm:

Bình luận