Bánh nhau đóng vai trò quan trọng, kết nối thai nhi và mẹ bầu, cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Mọi sự cố, bệnh lý về bánh nhau đều có thể gây nguy hiểm cho em bé và cả mẹ bầu. Vì thế, hãy theo dõi ngay bài viết này của Happy Mommy để biết chức năng, các bệnh lý thường gặp về bánh nhau và có hướng xử lý kịp thời nhé.

Bánh nhau là gì?

Bánh nhau (nhau thai) là một cấu trúc tồn tại trong tử cung của phụ nữ mang thai. Đây là một loại mô dày, tròn, có kích thước và trọng lượng khác nhau tùy theo giai đoạn thai kỳ. Bánh nhau chứa các mạch máu và các tế bào chuyển hóa dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.

Bánh nhau thường có đường kính khoảng 15cm, trọng lượng từ 400 đến 500g và dày khoảng 2.5 đến 3cm
Bánh nhau thường có đường kính khoảng 15cm, trọng lượng từ 400 đến 500g và dày khoảng 2.5 đến 3cm

Quá trình hình thành bánh nhau

Bánh nhau bắt đầu được hình thành sau khi trứng được thụ tinh, khoảng sau 3 tuần thai kỳ. Nang buồng trứng phân rã và sản xuất hormone progesterone, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong ba tháng đầu. Khoảng sau 4 tuần thụ thai, phôi thai bắt đầu bám vào nội mạc tử cung và phát triển thành nhau thai.

Trong quá trình phát triển, nhau thai đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi, đồng thời loại bỏ chất thải qua máu của mẹ. Đến tuần thứ 12 của thai kỳ, cấu trúc của bánh nhau trở nên hoàn chỉnh và tiếp tục phát triển theo kích thước của thai nhi, cung cấp dưỡng chất và oxy cho sự phát triển của thai nhi.

Sau khi sinh nở, bánh nhau tự bong ra do không cần thiết nữa. Trong trường hợp sinh thường, nhau thai sẽ tự đẩy ra qua đường âm đạo. Trong trường hợp sinh mổ, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra khỏi tử cung.

Chức năng của bánh nhau là gì?

Bánh nhau đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Chức năng chính của bánh nhau bao gồm:

  • Cung cấp oxy và dinh dưỡng: Bánh nhau chịu trách nhiệm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển. Nó giúp vận chuyển dưỡng chất từ cơ thể mẹ sang thai nhi và loại bỏ chất thải từ thai nhi về cơ thể mẹ.
  • Bảo vệ: Nhau thai cung cấp kháng nguyên và kháng thể từ cơ thể mẹ cho thai nhi, giúp nâng cao khả năng miễn dịch thụ động của thai nhi.
  • Ngăn chặn mầm bệnh: Ban đầu, vi khuẩn và virus không thể đi qua nhau thai giúp bảo vệ thai nhi khỏi mầm bệnh. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của thai kỳ, một số loại vi khuẩn và virus có thể vượt qua bánh nhau, tạo ra nguy cơ dị dạng thai nhi.
  • Ngăn ngừa thuốc và hóa chất: Nhau thai có khả năng ngăn chặn một số loại thuốc và hóa chất từ việc đi qua, bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ ngộ độc và dị dạng.
  • Chức năng nội tiết: Bánh nhau cũng giúp kích thích sự sản xuất của một số nội tiết tố như hCG (hormone gonadotropin nhân hạch), có vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ.
Bánh nhau đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
Bánh nhau đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và phát triển của thai nhi trong thai kỳ.

Bệnh lý thường gặp về bánh nhau trong thai kỳ

Trong quá trình thai kỳ, bánh nhau đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, có những tình trạng bất thường liên quan đến nhau thai có thể gây ra những lo lắng và rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Độ bám của bánh nhau (nhau cài răng lược)

Nhau cài răng lược là tình trạng bánh nhau bám trên vết mổ cũ, chân bánh nhau bám xen kẽ vào vết mổ gọi là cài răng lược. Với tình trạng này, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu chụp MRI bánh nhau để chẩn đoán chính xác. Bệnh lý bánh nhau này thường diễn ra trong thai kỳ và nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ. 

Nhau bám ở vị trí bất thường (nhau tiền đạo)

Nhau tiền đạo là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng bánh nhau che kín một phần hoặc toàn bộ lỗ trong tử cung. Có 3 loại nhau tiền đạo bao gồm: nhau tiền đạo trung tâm, nhau bám mép và nhau bám rìa. Đây là một bệnh lý phổ biến trong nhau thai có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả thai nhi và mẹ bầu.

Nguyên nhân hình thành nhau tiền đạo vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố được cho làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này bao gồm: 

  • U xơ tử cung.
  • Tiền sử sinh mổ hoặc có sẹo ở tử cung.
  • Tử cung bị dị dạng.
  • Mẹ bầu có tuổi.

Tình trạng nhau tiền đạo có thể xuất hiện trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Trong nhiều trường hợp, khi thai lớn lên và tử cung phát triển, bánh nhau sẽ được đẩy lên cao hơn trong tử cung. Hiện tượng này được gọi là cơ chế di dời hoặc chuyển dịch bánh nhau. 

Nhau tiền đạo có thể gây ra chảy máu trước và trong quá trình sinh nở
Nhau tiền đạo có thể gây ra chảy máu trước và trong quá trình sinh nở

Bánh nhau bong non

Bánh nhau bong non được chẩn đoán bằng quan sát dưới siêu âm. Nếu xuất hiện tụ máu dưới bánh nhau, gò nhiều nhưng cổ tử cung đóng, đau bụng thì nguy cơ nhau bong non cao. Trường hợp này sẽ cần phải cấp cứu gấp để nhau không bong hết. Vì một khi nhau bong hết, em bé sẽ không nhận được oxy từ mẹ sang con khiến em bé bị mất trong bụng mẹ. 

Phù bánh nhau

Phù bánh nhau thường xảy ra ở giai đoạn sớm, thai thường có dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể, có dị tật thai, độ mờ da gáy dày. Tình trạng phù nhau và phù toàn thân là dấu hiệu cho thấy thai đang trong quá trình đào thải và thoái hóa khỏi cơ thể người mẹ. Đây là dấu hiệu không tốt cho cả thai phụ và thai nhi. 

Phù bánh nhau là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thai nhi 
Phù bánh nhau là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thai nhi

Sót nhau

Sót nhau thường là do phẫu thuật viên không kiểm tra kỹ lại lòng tử cung của thai phụ sau sinh thường hay sinh mổ dẫn dẫn đến tình trạng còn sót nhau trong lòng tử cung. Nếu sau sinh mẹ có dấu hiệu sốt hay nhiễm trùng thì có thể nghĩ đến tình trạng sót nhau.

Đây là một trong những vấn đề lớn sau sinh. Tuy nhiên để khẳng định chính xác việc sót nhau hay nhiễm trùng vết mổ sau sinh bác sĩ cần phải thực hiện hút lòng tử cung sau sinh và gửi đến labo xét nghiệm. Từ những kết quả giải phẫu bệnh sau hút lòng, bác sĩ sẽ kết luận được có đúng là sót nhau hay không. Như vậy có thể thấy, việc đánh giá bệnh lý bánh nhau này hoàn toàn phải dựa trên kết quả xét nghiệm, phân tích và không thể khẳng định một cách cảm tính, cảm quan. 

Nguyên nhân gây ra bệnh lý bánh nhau

Bệnh lý bánh nhau có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân khác nhau trong thai kỳ, điển hình như:

  • Mẹ bầu lớn tuổi, đặc biệt là sau tuổi 40 có nguy cơ cao hơn mắc bệnh lý liên quan đến nhau thai.
  • Các quá trình phẫu thuật trước đó ở tử cung, như nạo phá thai hoặc các phẫu thuật điều trị bệnh lý tử cung.
  • Vi khuẩn và virus có thể tấn công rau thai trong những tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là khi mẹ bầu mắc các bệnh như rubella thai kỳ.
  • Các vấn đề như tăng huyết áp, các vấn đề về thai kỳ trước đây, hoặc sử dụng thuốc lá, rượu bia trong thai kỳ cũng có thể gây ra bệnh lý nhau thai.
  • Mẹ bầu bị chấn thương vùng bụng, ngã, hoặc gặp tai nạn.
  • Mang thai song thai hoặc đa thai cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lý bánh nhau.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý nhau thai

Để đảm bảo sức khỏe thai sản được duy trì và bảo vệ cả mẹ bầu và thai nhi, việc nhận biết các dấu hiệu bất thường của bệnh lý nhau thai là rất quan trọng. Sau đây là một số dấu hiệu mà mẹ bầu cần chú ý và cần phải thăm khám kịp thời:

  • Xuất huyết âm đạo không bình thường, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Đối với những trường hợp bị nhau cài răng lược, xuất huyết âm đạo thường xuất hiện ở giai đoạn này.
  • Đau bụng đột ngột, cơn đau dữ dội và kéo dài không bình thường.
  • Nhịp tim của thai nhi biến đổi không đều hoặc không bình thường.
  • Bụng bầu có dấu hiệu căng cứng, và mẹ bầu có thể cảm thấy choáng và có nguy cơ gây ngất.
  • Cảm giác có cơn gò tử cung, đặc biệt là khi có các triệu chứng khác đi kèm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý nhau thai thường là đau bụng đột ngột, bụng căng cứng và chóng mặt,...
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý nhau thai thường là đau bụng đột ngột, bụng căng cứng và chóng mặt,…

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bánh nhau trong thai kỳ, các bác sĩ thường sử dụng một phương pháp kết hợp giữa thăm khám và siêu âm chẩn đoán. 

  • Khám bệnh sử: Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin về tiền sử y tế của mẹ, bao gồm các triệu chứng, các yếu tố rủi ro và quá trình thai kỳ trước đó.
  • Siêu âm chẩn đoán: Phương pháp siêu âm cho phép bác sĩ xác định vị trí của nhau thai trong tử cung, bao gồm vị trí mặt trước, sau, thân, bám thấp hoặc bám trung tâm của bánh nhau. Ngoài ra, siêu âm cũng có thể phát hiện các dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến nhau thai, ví dụ như trong trường hợp bệnh lý nhau bong non, bác sĩ có thể nhìn thấy một khối phản âm hơi kém nằm sau bánh nhau hoặc màng ối ở vị trí mép nhau. Đặc biệt, với những sản phụ đã từng sinh mổ vì có vết mổ cũ khả năng cao sẽ bị nhau cài răng lược. Vì vậy, khi siêu âm bác sĩ phải đo khoảng cách từ mép dưới bánh nhau đến vết mổ cũ là bao nhiêu. Và từ đó sẽ đánh giá được thai kỳ có an toàn hay không. 

Bất thường ở nhau thai có nguy hiểm không?

Những bất thường liên quan đến nhau thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng đối với thai nhi. Những biến chứng này có thể dẫn đến những hậu quả đáng lo ngại như:

Đối với mẹ

Các bất thường ở nhau thai có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu tùy thuộc vào từng loại bệnh lý cụ thể.

  • Nhau tiền đạo: Bệnh lý này có thể gây ra xuất huyết và ra máu không bình thường, làm cho sức khỏe của mẹ bầu suy yếu và có thể dẫn đến tình trạng băng huyết trong thai kỳ và sinh non. Trong trường hợp nhau bám gần cổ tử cung, việc bóc tách bánh nhau sau sinh có thể làm cho cổ tử cung hở, dễ gây nhiễm trùng.
  • Nhau cài răng lược: Sản phụ mắc phải bệnh lý này đối mặt với nguy cơ sinh non và xuất huyết. Thường thì mẹ bầu phải chịu phẫu thuật sinh mổ nếu gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, có thể xuất hiện các biến chứng như nhiễm trùng vết mổ hoặc tổn thương các cơ quan xung quanh. Thậm chí sau sinh phải cắt bỏ tử cung.
  • Sót nhau: Nếu không được can thiệp để lấy sạch nhau ra khỏi tử cung, sản phụ có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.
Các bệnh lý liên quan đến nhau thai có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.
Các bệnh lý liên quan đến nhau thai có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.

Đối với thai nhi

Các bất thường ở nhau thai có thể mang lại nguy hiểm đối với sức khỏe và phát triển của thai nhi. Khi mẹ mang thai gặp phải các vấn đề về nhau thai, có thể xảy ra những tác động tiêu cực đến thai nhi, bao gồm:

  • Suy dinh dưỡng: Các bệnh lý nhau thai có thể gây ra suy dinh dưỡng cho thai nhi do thiếu hụt dưỡng chất và oxy cần thiết cho sự phát triển.
  • Sinh non: Xuất huyết quá nhiều hoặc các vấn đề về nhau thai có thể dẫn đến sự xuất hiện của thai non, khiến cho thai nhi chưa sẵn sàng để ra đời và có nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe.
  • Các di chứng về cấu trúc cơ thể và hệ thần kinh: Thai nhi có thể phát triển các vấn đề về cấu trúc cơ thể và hệ thần kinh do ảnh hưởng của các bệnh lý nhau thai.
  • Nguy cơ tử vong: Trong những trường hợp nghiêm trọng, các bệnh lý nhau thai có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cho thai nhi.

Điều trị bệnh lý bánh nhau như thế nào?

Điều trị bệnh lý bánh nhau tùy thuộc vào loại bất thường cụ thể của từng trường hợp:

  • Bệnh lý liên quan đến vị trí của bánh nhau: Trong trường hợp nhau tiền đạo, việc điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát tình trạng xuất huyết. Nếu có nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ có thể quyết định phẫu thuật mổ lấy thai để cứu mẹ và em bé, dựa trên tuổi thai và tình trạng sức khỏe của mẹ.
  • Nhau bong non: Đây là tình trạng khẩn cấp và yêu cầu can thiệp ngay lập tức. Phẫu thuật mổ lấy thai được thực hiện để cứu mẹ và em bé, tránh nguy cơ rối loạn đông máu và tử vong do mất máu quá nhiều.
  • Nhau cài răng lược: Phẫu thuật mổ lấy thai thường được thực hiện trong tình huống chuyển dạ để giảm nguy cơ mất máu và tăng khả năng an toàn cho mẹ và em bé. Trước mổ cần phải chuẩn bị máu để truyền cho thai phụ trong trường hợp bị mất máu nhiều do băng huyết, dẫn đến tử vong. Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm nên mổ ở những bệnh viện đa chuyên khoa có sự hợp sức cấp cứu từ sản khoa, mạch máu, huyết học,…để đảm bảo an toàn cho sản phụ. 

Phòng ngừa bệnh lý bánh nhau được không?

Dù không có cách ngăn chặn trực tiếp các bệnh lý về nhau thai nhưng thai phụ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Thăm khám thường xuyên, kiểm tra định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến bánh nhau.
  • Tránh hút thuốc và dùng thuốc phải có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ. 
  • Trước khi quyết định chọn phương pháp mổ lấy thai chủ động, thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các bệnh lý bánh nhau. Trong việc phòng ngừa bệnh lý bánh nhau, việc thăm khám định kỳ và kiểm soát sức khỏe thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phòng khám sản phụ khoa Happy Mommy là điểm đến lý tưởng cho các bà mẹ trong quá trình mang thai. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại, chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bà mẹ và thai nhi. Hãy liên hệ với Happy Mommy ngay hôm nay để đặt lịch hẹn khám thai và nhận tư vấn chuyên sâu về quản lý thai kỳ nhé!

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận