Chảy máu cam khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến đối với phụ nữ đang mang bầu. Tình trạng này thường xảy ra ít nhất 1 lần trong quá trình mang thai, nhất là vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Để biết cụ thể khi mang thai bị chảy máu cam có sao không, bạn hãy cùng Happy Mommy theo dõi nội dung ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến mẹ bầu chảy máu cam khi mang thai

Mang thai có thể khiến các mạch máu trong mũi của bạn mở rộng và lượng máu cung cấp tăng lên sẽ gây áp lực lên các mạch máu mỏng manh đó. Điều này sẽ khiến chúng dễ bị vỡ hơn gây nên hiện tượng chảy máu cam khi mang thai. Có khoảng 20% ​​phụ nữ mang thai bị chảy máu cam và các bác sĩ cho biết đây là tình trạng bình thường, không đáng lo ngại.

Ngoài ra, bị chảy máu cam 1 bên mũi khi mang thai còn xuất phát từ nguyên nhân cảm lạnh hoặc dị ứng. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị huyết áp cao hoặc rối loạn đông máu cũng có thể gây ra chảy máu cam.

Sự thay đổi tiết tố trong cơ thể khi mang thai có thể khiến mũi bị chảy máu cam
Sự thay đổi tiết tố trong cơ thể khi mang thai có thể khiến mũi bị chảy máu cam

Chảy máu cam trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Mang thai chảy máu cam có sao khôngChảy máu cam khi mang thai không được coi là nguy hiểm cho thai nhi hoặc người mẹ. Tuy nhiên, chảy máu cam có thể làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh ở phụ nữ. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 10% phụ nữ mang thai bị chảy máu cam sẽ bị xuất huyết sau sinh, trong khi chỉ có khoảng 6% phụ nữ không bị chảy máu cam gặp vấn đề này. Vì vậy nếu mẹ bầu bị chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối quá nhiều thì có thể nghĩ đến phương án mổ lấy thai.

Chảy máu cam nhẹ khi mang thai là triệu chứng thường gặp, không đáng lo ngại
Chảy máu cam nhẹ khi mang thai là triệu chứng thường gặp, không đáng lo ngại

Cách xử lý khi mẹ bầu chảy máu cam khi mang thai

Nếu mẹ bầu bị chảy máu cam khi mang thai thì cần xử lý như sau:

  • Ngồi xuống và hơi cúi người về phía trước để lượng máu còn lại chảy ra ngoài lỗ mũi, ngăn máu chảy ngược vào cổ họng và dạ dày.
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ véo đỉnh mũi và thở bằng miệng.
  • Thở bằng miệng và bóp chặt lỗ mũi trong khoảng 10-15 phút. Không nên kiểm tra mũi trong thời gian này vì nó có thể cản trở quá trình đông máu.
  • Chườm đá để thu hẹp mạch máu và làm chậm quá trình chảy máu bằng cách giữ một túi đá trên sống mũi của bạn.
  • Phụ nữ mang thai không nên nằm hoặc ngửa đầu ra sau vì điều này có thể khiến người mẹ nuốt phải máu, từ đó cảm thấy buồn nôn. Trường hợp chảy máu nhiều vào cổ họng sẽ gây tắc đường thở, tình trạng sẽ rất nguy hiểm.
Mẹ bầu có thể nằm và kê gối cao đầu để nghỉ ngơi khi bị chảy máu cam
Mẹ bầu có thể nằm và kê gối cao đầu để nghỉ ngơi khi bị chảy máu cam

Thông thường, chảy máu cam khi mang thai chỉ là tạm thời và sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam khi mang thai thì nên đi khám định kỳ. Thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế nếu tình trạng chảy máu cam ngày càng nặng hơn:

  • Chảy máu không ngừng sau 30 phút.
  • Chảy máu quá nhiều.
  • Khó thở do chảy máu.
  • Mẹ bị chảy máu mũi sau khi bị chấn thương đầu, dù lúc này chỉ chảy máu nhẹ.
  • Chảy máu gây mệt mỏi, chóng mặt, mất phương hướng.
  • Sắc mặt trở nên nhợt nhạt vì chảy máu.
  • Đau ngực.

Cách phòng tránh tình trạng chảy máu cam khi mang bầu

Để hạn chế tình trạng chảy máu cam khi mang thai, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Uống nhiều nước để giữ ẩm cho màng nhầy.
  • Hỉ mũi nhẹ nhàng, không nên xì mũi quá mạnh vì có thể gây chảy máu cam.
  • Khi hắt hơi nên há miệng để giảm áp lực dồn về mũi.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt là khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Giữ cho phòng ngủ của bạn mát mẻ, sạch sẽ, tránh bụi bẩn gây dị ứng cho mũi.
  • Không làm việc nặng nhọc, tập thể dục quá sức, uống rượu bia, đồ uống nóng.
  • Tránh nơi có khói thuốc hoặc mùi hóa chất.
  • Dùng dầu hoặc sáp để giữ ẩm cho mũi.
  • Nhỏ hoặc xịt dung dịch nước muối loãng giúp ngăn ngừa chảy máu cam.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì những thứ này có thể khiến mũi bạn khô hơn và khó chịu hơn.
Mẹ bầu cần uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam khi mang thai
Mẹ bầu cần uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam khi mang thai

Lời kết

Như vậy, với những chia sẻ trên Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu về hiện tượng chảy máu cam khi mang thai và những nguy cơ mà mẹ bầu có thể đối mặt nếu chảy máu cam khi mang thai tháng cuối quá nhiều. Trong trường hợp tình trạng chảy máu cam của mẹ bầu không được cải thiện, dù là chảy máu cam khi mang thai 3 tháng đầu hay chảy máu cam khi mang thai 3 tháng giữa thì các chị em cũng cần đến ngay Happy Mommy để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Để không phải chờ đợi lâu, chị em hãy gọi điện qua hotline: 0937873699 để đặt lịch hẹn trước với Happy Mommy nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận