Cơn gò tử cung là cơn đau thường xuất phát từ 1 điểm ở góc của tử cung, sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung, là dấu hiệu của cuộc chuyển dạ đẻ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ở bài viết dưới đây, Happy Mommy sẽ cùng bạn tìm hiểu như thế nào là cơn gò tử cung và cách phân biệt cơn gò chuyển dạ với cơn gò sinh lý và thai máy.

Cơn gò tử cung là gì?

Cơn gò tử cung là sự co thắt và giãn nở của các cơ trong tử cung của thai phụ. Trong khi tử cung co bóp, bạn có thể cảm thấy bụng cứng lại. Sau đó bụng sẽ mềm ra khi tử cung giãn ra. Hình ảnh cơn gò tử cung thường xảy ra gần ngày dự sinh. Một số thai phụ sẽ trải qua giai đoạn này sớm, trước tuần 37 của thai kỳ.

Các cơn co thắt khiến cổ tử cung mỏng đi, giãn ra hoặc mở ra để sinh em bé. Cách hoạt động này cũng giúp đẩy em bé xuống khung xương chậu của mẹ trong quá trình chuyển dạ kết hợp các cơn co thắt tử cung và việc rặn của mẹ để đẩy em bé ra ngoài.

Cơn gò tử cung là những cơn đau co thắt tử cung xuất hiện ở giai đoạn chuẩn bị sinh
Cơn gò tử cung là những cơn đau co thắt tử cung xuất hiện ở giai đoạn chuẩn bị sinh

Phân loại cơn gò

Dựa vào các yếu tố như thời điểm xuất hiện, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co thắt, các chuyên gia chia cơn gò tử cung thành 3 loại:

Cơn gò sinh lý

Các cơn gò sinh lý còn được gọi là cơn gò Braxton Hicks, được đặt theo tên của một bác sĩ người Anh tên là John Braxton Hicks, người đầu tiên mô tả chuyển dạ giả vào năm 1872.

Đây là những cơn co thắt của tử cung thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Ở một số phụ nữ, các cơn co thắt xảy ra sớm nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai. Điều này là hoàn toàn bình thường và được cho là dấu hiệu của các cơn co thắt xảy ra khi tử cung chuẩn bị sinh. Lúc này, mẹ bầu cần nhập viện sớm để bác sĩ thăm khám hoặc đo cơn gò tử cung để được nắm bắt tình hình sức khỏe. Vì trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đo tim thai và cơn gò tử cung.

Cơn gò tử cung sớm

Một thai kỳ bình thường sẽ có thời gian kéo dài khoảng 40 tuần. Các cơn gò tử cung bắt đầu trước 37 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Trẻ sinh non có thể gặp các vấn đề về sức khỏe. Do đó, nếu bạn chưa mang thai được 37 tuần mà đã có dấu hiệu hoặc triệu chứng chuyển dạ sinh non, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và hạn chế những rủi ro khi mang thai.

Các cơn co thắt gây chuyển dạ sinh non thường dẫn đến những thay đổi ở cổ tử cung, bao gồm cổ tử cung mỏng đi và giãn ra. Các dấu hiệu và triệu chứng của sinh non có thể bao gồm: Vỡ ối, đau lưng liên tục, thay đổi dịch âm đạo, đau bụng, xuất hiện các cơn co thắt…

Khi thấy dấu hiệu gò tử cung sớm, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa sản để kiểm tra
Khi thấy dấu hiệu gò tử cung sớm, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa sản để kiểm tra

Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

Khi em bé chuẩn bị chào đời, bụng  mẹ sẽ có những cơn co thắt tử cung để đẩy em bé ra ngoài. Những cơn gò tử cung chuyển dạ này có xu hướng tăng cường độ, thời gian và khoảng cách giữa các cơn co thắt. Có 2 giai đoạn của cơn gò chuyển dạ:

Giai đoạn đầu

Cơn đau giai đoạn này thường nhẹ, mẹ bầu chỉ cảm nhận được sự co thắt của vùng bụng dưới. Mỗi cơn gò kéo dài từ 30 đến 90 giây và lặp lại sau khoảng 5 phút, sau đó tăng dần cả về thời gian và cường độ. Giai đoạn này, mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ như nước ối ra nhiều, dịch nhầy màu hồng…

Giai đoạn chuyển dạ thật sự

Lúc này, cơn co thắt sẽ xuất hiện nhiều hơn so với giai đoạn trước. Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn ra khoảng 4 – 10cm để “dọn đường” cho em bé ra ngoài.

Cách nhận biết cơn gò tử cung khi mang thai

Trên thực tế, bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau khi cơn gò tử cung xuất hiện. Nhưng những dấu hiệu phổ biến dưới đây sẽ cho bạn cách nhận biết cơn gò tử cung:

  • Đau vùng thắt lưng và lan ra phía trước.
  • Đau vùng xương chậu và vùng bụng trên.
  • Cảm giác áp lực trong xương chậu.
  • Đau với cường độ và mật độ ngày càng tăng.
  • Các cơn co thắt kéo dài từ 45 giây đến 90 giây và lâu hơn.
  • Các cơn co thắt xảy ra cứ sau 5 đến 10 phút và nhiều hơn theo thời gian và tăng cường độ.
  • Mẹ bầu có thể đau đớn đến mức không thể đi lại hoặc không muốn nói chuyện.
  • Làm việc, di chuyển hoặc thay đổi tư thế cũng không làm giảm cơn đau.
Những cơn đau gò tử cung thường dữ dội, không thuyên giảm dù bạn đối tư thế
Những cơn đau gò tử cung thường dữ dội, không thuyên giảm dù bạn đối tư thế

Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy

Để phân biệt các cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy, chúng ta dựa trên một số thông tin sau:

Cơn gò sinh lý

Các cơn gò tử cung sinh lý hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ, thường không đều và không theo chu kỳ. Những cơn co thắt này là bước đầu tiên để tử cung rèn luyện cho ngày sinh nở và rèn luyện sức chịu đựng của mẹ. Để giảm các cơn co thắt sinh lý, bà bầu nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế khác để giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.

Mẹ bầu cần uống nước ấm để có thể giảm đau
Mẹ bầu cần uống nước ấm để có thể giảm đau

Thai máy

Thai máy là sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ. Đây là dấu hiệu khi thai nhi có những cử động như xoay người, tay chân hoặc toàn bộ cơ thể thai nhi cử động. Khi số lần thai máy giảm là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bé không tốt. Thông thường, phải đến tuần 18-20 của thai kỳ, cơ thể mẹ mới bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Một số trường hợp có thể bắt đầu cảm nhận được thai máy vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.

Cơn gò chuyển dạ

Có hai loại cơn co thắt chuyển dạ, chuyển dạ đủ tháng (chuyển dạ đủ tháng sau 37 tuần) và chuyển dạ sinh non (chuyển dạ từ tuần 22 đến 37 của thai kỳ). Khi có cơn gò chuyển dạ thực sự, bà bầu sẽ thấy cơn đau tăng dần, kéo dài hơn, tần suất cũng dữ dội và sẽ chuẩn bị sinh trong vài giờ nữa.

Cách làm giảm cơn gò tử cung

Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau chuyển dạ hoặc các cơn gò tử cung sinh lý, mẹ bầu có thể tham khảo một số mẹo sau để giảm đau như:

  • Nếu là cơn gò Braxton-Hicks, bạn nên thực hiện cách làm giảm cơn gò tử cung bằng việc tắm nhanh bằng nước ấm, tắm vòi sen bằng nước ấm hoặc dùng chai nước ấm bọc khăn mềm để chườm nhẹ bụng.
  • Nếu có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ cần nhập viện kịp thời, nhất là trường hợp sinh non. Trong khi chờ đợi, một số biện pháp như thở chậm rồi uống một cốc nước ấm có thể giúp xoa dịu cơn đau.
Mẹ bầu có thể tắm nhanh bằng nước ấm để giảm cơn đau
Mẹ bầu có thể tắm nhanh bằng nước ấm để giảm cơn đau

Phòng khám sản phụ khoa Happy Mommy hiện tại đang có gói dịch vụ quản lý thai kỳ và thực hiện đỡ sanh, mổ sanh. Thai phụ sẽ được tư vấn, kiểm tra sức khỏe dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu đến từ các bệnh viện lớn như Vinmec, Từ Dũ, Đại học Y Dược…; Giúp mẹ có thêm kiến ​​thức để bảo vệ sức khỏe trong suốt thai kỳ cũng như hạn chế tối đa các biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và con.

Lời kết

Với những chia sẻ trên, bạn đã cùng Happy Mommy tìm hiểu cơn gò tử cung là gì, nhận biết cơn gò tử cung như thế nào và cách phân loại các cơn gò tử cung. Để tìm hiểu chi tiết hơn cách dịch vụ của Happy Mommy, bạn hãy truy cập vào website: https://happymommyclinic.com/ hoặc liên hệ hotline: 0937873699 để được tư vấn thêm nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận