Sa tử cung sau khi sinh là biến chứng hậu sản nguy hiểm mà nữ giới cần phát hiện và can thiệp kịp thời để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết này Happy Mommy đã tổng hợp tất tần tật về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này. Bạn dành chút thời gian để tham khảo để chăm sóc sức khỏe hậu sinh sản được tốt hơn, không ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc bé yêu.

Sa tử cung là hiện tượng gì?

Sa tử cung được gọi với nhiều cái tên phổ biến như sa dạ con, sa sinh dục, sa thành âm đạo,… Đây là tình trạng thành tử cung tụt xuống ống âm đạo, có thể lộ hẳn ra bên ngoài vùng kín. Sa tử cung là tình trạng dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh, tuy nhiên chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày. Sa tử cung mang đến cảm giác khó chịu, đau đớn đồng thời còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này nếu chị em không phát hiện và điều trị sớm. 

Sa tử cung là tình trạng thành tử cung tụt xuống ống âm đạo, lộ hẳn ra ngoài
Sa tử cung là tình trạng thành tử cung tụt xuống ống âm đạo, lộ hẳn ra ngoài

Các giai đoạn của sa tử cung 

Tình trạng sa tử cung sau sinh được bác sĩ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau dưới sự tiến triển theo các cấp (từ nhẹ đến nặng), gồm có: 

  • Giai đoạn 1: Cơ thể chưa có những biểu hiện bất thường, tử cung vẫn nằm ở nửa trên âm đạo.
  • Giai đoạn 2: Cổ tử cung bắt đầu sa vào âm đạo, siêu âm có thể thấy tử cung đã hạ gần đến lỗ của âm đạo.
  • Giai đoạn 3: Cổ tử cung lòi ra ngoài cửa âm đạo.
  • Giai đoạn 4: Toàn bộ cổ tử cung lòi hẳn ra ngoài âm đạo.
Sa tử cung giai đoạn 4 – giai đoạn nặng và nguy hiểm nhất 
Sa tử cung giai đoạn 4 – giai đoạn nặng và nguy hiểm nhất

Nguyên nhân chính gây ra sa tử cung là gì? 

Có khá nhiều lý do khiến tình trạng sa tử cung sau sinh xuất hiện ở nữ giới, có thể kể đến những nguyên nhân chính như: 

  • Mang thai đôi, mang đa thai.
  • Kích thước thai nhi quá lớn khiến thai phụ phải rặn nhiều khi sinh.
  • Thai phụ bị thừa cân, béo phì dẫn tới áp lực cho cơ xương chậu.
  • Ho mãn tính kéo dài khiến áp lực ổ bụng tăng cao dẫn đến sa tử cung.
  • Thai phụ có quá trình sinh nở phức tạp.
  • Nữ giới từng phẫu thuật ở vùng xương chậu khiến các mô khung chậu yếu.
  • Nữ giới thường xuyên nâng, vác vật nặng không đúng cách.
  • Nữ giới sau khi sinh phải lao động nặng.
  • Nữ giới bị dị tật bẩm sinh ở tử cung (tử cung 2 buồng, cổ hoặc eo tử cung có kích thước bất thường…). 
  • Thai phụ sau sinh bị táo bón, rối loạn đại tiện kéo dài. 
Có nhiều nguyên nhân gây ra sa tử cung sau khi sinh 
Có nhiều nguyên nhân gây ra sa tử cung sau khi sinh

Các dấu hiệu dễ nhận biết của sa tử cung

Nếu nữ giới bị sa tử cung ở mức độ nhẹ thì khả năng cao cơ thể sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng, ngoại trừ cảm giác âm đạo căng phồng, đau nhức lưng dưới. Tới giai đoạn tử cung trượt ra khỏi vị trí xa hơn thì chúng sẽ gây áp lực lên bàng quang hoặc ruột, dẫn tới những triệu chứng như:

Dấu hiệu ở đường âm đạo

  • Cảm giác nặng nề, áp lực trong vùng chậu. 
  • Nhìn thấy hoặc cảm thấy khối phồng ở âm đạo. 
  • Cảm giác âm đạo nặng nề, có sức ép lớn. 
  • Âm đạo tiết dịch bất thường hoặc quá nhiều. 
  • Cổ tử cung tụt qua lỗ âm đạo. 
  • Đau ở khung chậu, bụng dưới hoặc lưng dưới.

Dấu hiệu ở tiết niệu

  • Nhiễm trùng bàng quang.
  • Tiểu tiện không tự chủ, tiểu với tần suất thường xuyên, tiểu gấp hoặc tiểu són.

Dấu hiệu ở ruột

  • Đầy hơi.
  • Đi ngoài phân lỏng hoặc rắn. 
  • Táo bón. 
  • Cần dùng tay hoặc rặn ép để đại tiện dễ dàng hơn. 

Dấu hiệu ở tình dục

  • Đau hoặc khó chịu khi giao hợp. 
  • Giảm cảm giác khi quan hệ.

Những dấu hiệu khác 

  • Tim đập nhanh.
  • Huyết áp thấp. 
  • Làm ngừng cơn co tử cung.
  • Đau tử cung dữ dội.
  • Mất cảm giác với thai nhi trong bụng.
Các dấu hiệu dễ nhận biết của sa tử cung
Các dấu hiệu dễ nhận biết của sa tử cung

Phương pháp chẩn đoán sa tử cung

Để chẩn đoán tình trạng sa tử cung sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu để xác định vị trí tử cung, xem xem đã ở đúng vị trí bình thường chưa hay có dấu hiệu sa tử cung. Trong khi khám bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để kiểm tra âm đạo và tử cung nhằm phát hiện khối phồng do tử cung sa xuống ống âm đạo.

Ngoài ra bác sĩ có thể kiểm tra sàn chậu bằng cách yêu cầu nữ giới rặn xuống ở tư thế nằm ngửa hoặc đứng để đánh giá mức độ tử cung đã trượt vào âm đạo của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu nữ giới siết chặt cơ sàn chậu như thể ngăn dòng nước tiểu để kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu. Bài kiểm tra này được thực hiện khi bạn đang nằm hoặc khi đứng lên. 

Chẩn đoán sa tử cung bằng cách kiểm tra vùng chậu để xác định vị trí tử cung
Chẩn đoán sa tử cung bằng cách kiểm tra vùng chậu để xác định vị trí tử cung

Cách chữa trị sa tử cung sau khi sinh phổ biến nhất 

Hiện nay tình trạng này thường được bác sĩ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật (tùy vào tình trạng và thể chất của nữ giới sau khi sinh). Đồng thời bác sĩ cũng hỏi rõ vợ chồng còn ý định có con trong tương lai hay không để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Cụ thể:

Phương pháp phẫu thuật

  • Cắt tử cung và sửa chữa sa cổ tử cung: Hình thức này được áp dụng trong trường hợp sa tử cung nặng. Bác sĩ sẽ xem xét để cắt bán phần hoặc cắt toàn bộ tử cung. Sau khi cắt, nữ giới sẽ không mang thai được nữa.
  • Treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo: Đây là hình thức phẫu thuật được sử dụng để treo tử cung, phục hồi sự nâng đỡ tử cung cũng như cấu trúc của sàn chậu. Bác sĩ sẽ dùng mảnh ghép tổng hợp không tan (tồn tại suốt đời sau khi đặt vào cơ thể) nhằm thay thế các cấu trúc cân, mạc, dây chằng đã bị hư hại của cơ thể. Hình thức phẫu thuật hiện đại này chỉ xâm lấn tối thiểu, nữ giới có thể tiếp tục mang thai trong tương lai. 
Chữa trị bằng cách treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo
Chữa trị bằng cách treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo

Các lựa chọn không phẫu thuật

  • Tập các bài tập cơ sàn chậu: Thực hiện bài tập Kegel (4-6 lần/ngày) để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. 
  • Tập vật lý trị liệu: Nữ giới tiến hành tập vật lý trị liệu sàn chậu với máy tập chuyên sâu. 
  • Đặt vòng nâng tử cung (Pessary) trong âm đạo: Dụng cụ sẽ được bác sĩ đặt vào âm đạo để giữ tử cung ở đúng vị trí. Bác sĩ sẽ thăm khám sàn chậu kỹ lưỡng nhằm chỉ định loại vòng và kích thước phù hợp nhất. Bệnh nhân cần nắm rõ cách đặt vòng vào, tháo vòng ra và vệ sinh đúng cách.
  • Liệu pháp thay thế Estrogen: Liệu pháp này sẽ làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung. Nữ giới cần tái khám 03 – 06 tháng/lần để đảm bảo cơ thể có phản hồi tốt. 

Biến chứng của sa tử cung 

Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sa tử cung sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong vùng chậu, gây cản trở ruột và bàng quang. Hơn nữa còn tác động tiêu cực tới đời sống tình dục khiến nữ giới đau đớn, mất cảm giác khi giao hợp. Tình trạng sa tử cung nặng còn khiến việc điều trị khó khăn, dẫn đến trường hợp mất khả năng tiếp tục làm mẹ. 

Qua bài viết này bạn ắt hẳn cũng biết được sa tử cung là gì, đồng thời cũng hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn sàn chậu này sau khi sinh. Nếu bạn không muốn sức khỏe của mình bị ảnh hưởng, tốt nhất sau khi sinh hãy kiểm tra một loạt để kịp thời can thiệp chữa trị nếu có vấn đề xảy ra. 

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận