Đặt que tránh thai được coi là một phương pháp ngừa thai có hiệu quả gần như tuyệt đối. Mặc dù vậy, phương pháp này không tránh khỏi những nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt là tình trạng rong kinh sau khi sử dụng. Vậy cấy que tránh thai bị rong kinh có ảnh hưởng như thế nào và làm sao để giảm thiểu rủi ro này? Hãy theo dõi chia sẻ trong bài viết sau đây cùng Happy Mommy.

Vì sao bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai?

Que tránh thai hoạt động thông qua cơ chế ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố trong cơ thể và điều này có thể dẫn đến tình trạng sau khi cấy que tránh thai bị rong kinh. Quy trình cấy que tránh thai được thực hiện bằng cách đặt một que nhựa nhỏ chứa hormone progestin dưới da cánh tay của phụ nữ. Khi que được cấy vào da, hormone này sẽ được giải phóng dần dần vào cơ thể để thực hiện tác dụng ngừa thai. 

Sau khi cấy que tránh thai, nội tiết tố thay đổi dẫn đến rong kinh
Sau khi cấy que tránh thai, nội tiết tố thay đổi dẫn đến rong kinh

Quá trình này có thể ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, trong giai đoạn đầu sau khi cấy que, phụ nữ có thể trải qua biến động chu kỳ kinh nguyệt như kỳ kinh kéo dài, rút ngắn, rong kinh hoặc thậm chí là mất kinh. Theo nghiên cứu, có khoảng 17,7% trường hợp gặp tình trạng rong kinh sau khi sử dụng que tránh thai.

Rong kinh kéo dài bao lâu sau khi cấy que tránh thai?

Tình trạng rong kinh kéo dài sau khi sử dụng que tránh thai phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa của từng người. Một số người chỉ trải qua tình trạng rong kinh trong vài tháng sau khi cấy que, trong khi người khác có thể gặp phải nó kéo dài cả năm hoặc thậm chí trải qua giai đoạn vô kinh (mất kinh) trước khi có chu kỳ kinh bình thường trở lại, được gọi là vô kinh. 

Rong kinh thường chỉ kéo dài khoảng 6 tháng sau khi cấy que tránh thai
Rong kinh thường chỉ kéo dài khoảng 6 tháng sau khi cấy que tránh thai

Ngoài tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh, phương pháp này còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nổi mụn và tăng cân. Nếu những tác dụng phụ này ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và hoạt động hàng ngày, chị em nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Trong những trường hợp không phù hợp với phương pháp cấy que, bác sĩ sẽ tư vấn về các phương pháp tránh thai khác phù hợp và an toàn hơn.

Cấy que tránh thai bị rong kinh có ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng rong kinh do cấy que tránh thai gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống hàng ngày của phụ nữ không hề nhỏ. Cụ thể:

Về mặt sức khỏe

Sau khi trải qua tình trạng rong kinh và mất lượng máu lớn, phụ nữ có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe đáng kể. Các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, da xanh xao, sụt cân nhanh chóng và tình trạng yếu ớt do thiếu máu có thể xuất hiện thường xuyên. 

Về mặt tâm lý

Tình trạng rong kinh có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về đời sống tình dục của phụ nữ, tạo ra sự khó chịu cho cả hai đối tác. Đặc biệt, đối với phụ nữ, rối loạn nội tiết tố do que tránh thai có thể dẫn đến stress, mệt mỏi, tâm trạng không ổn định và tăng cường cảm giác cáu kỉnh. 

Tâm lý ảnh hưởng không nhỏ sau khi cấy que tránh thai bị rong kinh
Tâm lý ảnh hưởng không nhỏ sau khi cấy que tránh thai bị rong kinh

Về cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày

Tình trạng rong kinh khiến cho cuộc sống hàng ngày của phụ nữ trở nên vô cùng khó chịu. Việc phải thường xuyên thay băng vệ sinh không chỉ là bất tiện mà còn tạo ra cảm giác không thoải mái, không phù hợp cho cả những hoạt động ở nhà và công việc.

Làm gì để hạn chế bị rong kinh sau cấy que tránh thai?

Để tránh tình trạng rong kinh sau khi cấy que tránh thai và bảo vệ sức khỏe sinh sản, chị em nên chú ý đến những điều sau: 

  • Tiến hành cấy que tránh thai tại cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại. 
  • Kiểm tra kỹ sức khỏe trước cấy que tránh thai, chỉ thực hiện thủ thuật với những người có cơ địa tốt và không dị ứng với thành phần của que tránh thai. 
  • Không nên cấy que tránh thai nếu có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, đang mang thai hoặc đang cho con bú dưới 6 tuần. 
  • Giữ gìn sức khỏe, tránh căng thẳng và áp lực, để không làm tăng nguy cơ rong kinh sau cấy que tránh thai. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để duy trì sức khỏe và hàm lượng nội tiết tố ổn định. 
  • Tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích, rượu, bia, cà phê và hút thuốc lá để bảo vệ cơ quan sinh sản. 
  • Kết hợp tập luyện thể dục để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ rong kinh sau cấy que tránh thai. 
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe và đề xuất đến bệnh viện nếu có dấu hiệu rong kinh kèm theo đau bụng dữ dội, có thể là không phù hợp với phương pháp tránh thai này.
Thực hiện cấy que tránh thai ở trung tâm y tế uy tín và cần được theo dõi
Thực hiện cấy que tránh thai ở trung tâm y tế uy tín và cần được theo dõi

Việc cấy que tránh thai bị rong kinh là hiện tượng rất phổ biến sau khi thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng thưởng chỉ kéo dài khoảng 6 tháng, nếu sau thời gian này chị em vẫn bị rong kinh hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và có hướng khắc phục. Happy Mommy tin rằng sau những chia sẻ này chị em sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình.

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận