Trong ba tháng đầu của thai kỳ có rất nhiều biến chứng nguy hiểm chị em cần ghi nhớ. Đặc biệt, bóc tách túi thai là một dấu hiệu cần đặc biệt quan tâm để tránh hiện tượng sảy thai. Bạn biết gì về hiện tượng này? Hãy cùng Happy Mommy tham khảo thông tin mới nhất về nó nhé.

Bóc tách túi thai là gì?

Bóc tách túi thai có thể được coi là hiện tượng rất nguy hiểm trong giai đoạn mang bầu. Khi có máu tụ quanh túi thai, thay vì bám vào thành, bánh nhau thai sẽ bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung và đe dọa sảy thai.

Bánh nhau làm nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ tới thai nhi. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chuyển chất thải từ thai nhi về mẹ. Nếu xảy ra hiện tượng bóc tách túi thai, hoạt động này sẽ bị gián đoạn, thai nhi bị mất khả năng nhận được chất dinh dưỡng, cản trở quá trình tuần hoàn. Thậm chí là mất khả năng tồn tại.

Bóc tách túi thai là gì?
Bóc tách túi thai là gì?

Bóc tách túi thai nguyên nhân do đâu?

Rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bóc tách túi thai. Nhưng chủ yếu nguyên nhân là do người mẹ, với các trường hợp điển hình dưới đây:

  • Người mẹ có biểu hiện, tiền sử bị bệnh rối loạn đông máu
  • Quá trình mang bầu mẹ bị huyết áp cao
  • Do vận động mạnh, di chuyển với tần suất nhiều
  • Mẹ bị dính buồng tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, sẹo ở tử cung
  • Người đã từng bị tách túi thai từ trước, bị bong nhau non
  • Tử cung bị dị dạng, xuất hiện vách ngăn.
  • Trong quá trình có bầu mẹ dùng chất kích thích mạnh, đồ uống có cồn, rượu bia, cà phê,…
  • Mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, nước ối cạn, tiểu đường
  • Mẹ bị trường hợp nhiễm độc như chì, thủy ngân, làm việc trong môi trường hóa chất độc hại.

Mức độ nguy hiểm khi bóc túi thai

Căn cứ vào kích thước của vùng túi thai bị bóc tách, người ta xác định từng trường hợp từ mức độ nhẹ tới nghiêm trọng.

Trường hợp vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, người ta đánh giá đó là 50%.

Nếu bị một góc, bác sĩ sẽ căn theo tỷ lệ và phân tích như 5%, 10%, 15%…

Căn cứ theo tỷ lệ, khi nhau thai bị bóc tách càng lớn, khả năng sống sót càng bị đe dọa. Bởi vì lúc này thai nhi trong bụng rất khó có thể được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Trường hợp bị bóc tách khoảng 30% thì nguy cơ sảy thai thường rơi vào ngưỡng 50%. Nếu bị khoảng 5 – 10% thì khả năng sống sót của thai nhi sẽ cao hơn. Nhưng mẹ cần theo dõi sức khỏe và đi khám định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Mức độ nguy hiểm khi bóc túi thai
Mức độ nguy hiểm khi bóc túi thai

Bóc tách túi thai mất bao nhiêu thời gian để hồi phục

Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị tách thai, các mẹ bầu nên đến ngay cơ sở uy tín để kiểm tra, thăm khám, phát hiện kịp thời.

Tùy theo tình trạng mẹ gặp phải, bác sĩ sẽ hướng dẫn và đưa ra các liệu pháp điều trị tương thích. Lúc này mẹ bầu cần giữ tâm lý ổn định, bình tĩnh không được quá kích động. Khi bác sĩ chẩn đoán, phân tích sẽ báo lại với thai phụ về khả năng sống sót của thai nhi. Chỉ định tiếp tục hoặc chấm dứt thai kỳ.

Không thể nói chính xác thời gian hồi phục của quá trình này. Nếu bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị được cho việc bóc tách với khả năng sống sót cao, trong quá trình này các mẹ bầu phải tuyệt đối tuân theo chỉ định. Có thể dùng theo hướng dẫn của bác sĩ về các loại thuốc, liều dùng, cách dùng.

Thời gian này mẹ bầu cần tập trung nghỉ ngơi, tránh làm các công việc nặng nhọc. Cần thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng lo âu.

Kết hợp với các chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, kiêng quan hệ vợ chồng. Đồng thời tái khám lại theo quy định của bác sĩ.

Quá trình hồi phục phụ thuộc vào sức khỏe mẹ, lớp nội mạc tử cung, túi thai, thai nhi phát triển như thế nào để có kết quả tốt nhất.

Bóc tách túi thai ăn gì để mau hồi phục?

Có rất nhiều bài thuốc đông y, tây y khác nhau để cải thiện tình trạng này. Vậy ăn gì để bổ dưỡng cho cơ thể khi đối mặt với tình trạng này.

Theo đó, mẹ ăn một số món cháo, củ gai tươi, lá khoai sọ để bổ sung chất dinh dưỡng.

Với lá khoai sọ mẹ nên thái nhỏ, phơi khô. Khi dùng sắc cùng 400ml nước để cạn còn 100ml, dùng 2 lần 1 ngày. Lá khoai sọ có tính mát, vị cay không những giúp cầm mồ hôi, chữa tiêu chảy mà còn rất tốt cho quá trình bị bóc tách thai.

Bóc tách túi thai ăn gì để mau hồi phục?
Bóc tách túi thai ăn gì để mau hồi phục?

 

Còn củ gai tươi không độc, có tính ngọt, hàn là một loại thuốc an thai rất hiệu nghiệm. Nó giúp liền nhanh quá trình bong màng nuôi, tụ dịch rất tốt. Mẹ hãy ăn liên tục khoảng vài ngày để cải thiện sức khỏe.

Ngoài ra, còn có rất nhiều bài thuốc với cháo như cháo hạt sen, cá chép,… mẹ có thể lưu lại và tham khảo.

Như vậy, bóc tách túi thai rất nguy hiểm đến sức khỏe. Khi bạn gặp hiện tượng này hãy kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế gần nhất. Happy Mommy chúc bạn có nhiều sức khỏe cho quá trình vượt cạn thành công. 

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Leave a comment