Chuyển phôi là một thủ thuật quan trọng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, giúp phụ nữ mang thai. Bài viết này, Happy Mommy sẽ cùng bạn tìm hiểu chuyển phôi là gì? Những quy trình trong chuyển phôi và khám phá một số hình thức chuyển phôi phổ biến nhé!
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là gì? Đây là một thủ thuật trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trong đó, phôi sau khi làm tổ được đưa vào tử cung của người mẹ. Phôi này được nuôi đến ngày thứ 3, ngày thứ 5; có thể là phôi tươi, hoặc phôi trữ lạnh được tạo ra ở chu kỳ trước.
Quá trình chuyển phôi IVF được thực hiện vào khoảng ngày 18-20 của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, niêm mạc tử cung của người mẹ đạt độ dày tiêu chuẩn (9-10mm) và sức khỏe người mẹ tốt, sẵn sàng cho việc mang thai.
Các hình thức chuyển phôi
Những hình thức trong chuyển phôi là gì? Trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), phôi được hình thành sau khi nuôi cấy và chuyển vào tử cung của người mẹ được gọi là chuyển phôi tươi. Còn phôi sau khi hình thành được đông lạnh, sau đó chuyển vào tử cung của người mẹ được gọi là chuyển phôi đông lạnh.
Hiệu quả mang thai giữa phương pháp chuyển phôi tươi và đông lạnh là như nhau. Tuy nhiên, xu hướng điều trị hiếm muộn hiện nay thường thiên về sử dụng phôi đông lạnh.
Quy trình chuyển phôi vào tử cung
Như vậy, bạn đã biết chuyển phôi là gì. Ở nội dung tiếp theo dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình chuyển phôi vào tử cung.
Trước chuyển phôi
Trước khi bắt đầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Estrogen từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Estrogen có thể uống, tiêm, đặt âm đạo hoặc thẩm thấu qua da để kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung, ngăn chặn quá trình rụng trứng theo chu kỳ tự nhiên. Khoảng 1 tuần sau khi uống Estrogen, bạn đi siêu âm tử cung để theo dõi sự phát triển của lớp niêm mạc.
Khi niêm mạc tử cung đạt độ dày tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Progesterone để tăng nội tiết tố cho phôi làm tổ. Thuốc này sẽ được đặt vào âm đạo từ 2 đến 5 ngày trước khi chuyển phôi.
Khi sức khỏe của bạn đã sẵn sàng, canh niêm mạc chuyển phôi đã đạt thì sẽ tiến hành chuyển phôi và mang thai. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn ngày chuyển phôi thích hợp. Ở giai đoạn này, bạn cần lưu ý:
- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc do bác sĩ điều trị chỉ định.
- Vào ngày chuyển phôi thì bạn có thể ăn uống bình thường.
- Bạn nên nhịn tiểu khoảng 60 phút trước khi làm thủ thuật.
- Không đeo trang sức, không trang điểm và sử dụng nước hoa khi vào phòng thực hiện.
Vậy trước chuyển phôi nên ăn gì không? Bạn có thể uống nước lọc hoặc uống nước trái cây để bổ sung Vitamin cho cơ thể nhé! Nếu bạn thắc mắc chuyển phôi có đau không thì câu trả lời là không đau.
Trong chuyển phôi
Bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu nín tiểu, nằm trên bàn theo tư thế sản khoa. Bác sĩ sử dụng găng tay khử trùng, làm sạch tử cung của bạn bằng mỏ vịt, lau cổ tử cung bằng tăm bông, tạo môi trường nuôi cấy IVF. Thông qua hình ảnh siêu âm ổ bụng, bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc tử cung, cổ tử cung, thân tử cung, góc cổ tử cung cũng như vị trí tử cung để đưa một ống thông bên ngoài có nòng kim loại vào khoang tử cung. Khi ống thông ngoài đến khoang tử cung, bác sĩ sẽ cố định ống thông ngoài và tháo nòng kim loại ra để chuẩn bị cho việc đưa ống thông chứa phôi vào buồng tử cung.
Bác sĩ đưa ống thông bên trong có chứa phôi thai nhẹ nhàng vào khoang tử cung thông qua ống thông bên ngoài. Sau đó, ống thông bên trong được lấy ra và làm sạch máu, chất nhầy và kiểm tra phôi thai còn sót lại. Bác sĩ chuyển phôi rút ống thông bên ngoài, tháo mỏ vịt và hoàn tất quy trình.
Sau chuyển phôi
Sau chuyển phôi, bạn có thể nằm nghỉ khoảng 1-2 tiếng để theo dõi, khi mọi thứ ổn định thì về nhà. Bạn vẫn có thể di chuyển và đi lại bình thường, kinh nghiệm sau chuyển phôi là bạn có thể gặp một số triệu chứng: Căng và nặng ở bụng hay buồn nôn. Lúc này, bạn hãy uống nước lọc và ăn một ít bánh quy.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn dùng trong 14 ngày sau khi chuyển phôi. Bạn nên tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng chung với các loại thuốc khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp khó thở, tiểu ít, đau bụng, tăng cân nhanh, sốt, ra huyết âm đạo, buồn nôn kéo dài trên 24 giờ thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra. Trong trường hợp sau quá trình chuyển phôi vào tử cung bạn xuất hiện trễ kinh, hay đi tiểu, đau tức ngực… thì đó có thể là dấu hiệu chuyển phôi thành công.
Sau chuyển phôi nên ăn gì? Tư thế nằm sau chuyển phôi như thế nào? Đó là, sau khi chuyển phôi, bạn cần ăn rau xanh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt. Sau chuyển phôi, bạn nên nằm thẳng, khép chân để tử cung được ổn định.
Nên chuyển phôi ngày 3 hay chuyển phôi ngày 5?
Như vậy, ở nội dung trên chúng ta đã cùng tìm hiểu chuyển phôi là gì? Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nên chuyển phôi ngày 3 hay ngày 5 sẽ có lợi hơn.
Tinh trùng và trứng đã thụ tinh tạo thành phôi, sau đó phôi này được nuôi cấy trong tủ nuôi cấy phôi. Sau 3-5 ngày, phôi phát triển và phân tách thành khoảng 8-10 phôi bào, sau đó có thể chuyển vào tử cung của người mẹ.
Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi tiến hành chuyển phôi ngày 5 sẽ cao hơn khoảng 1,35 lần so với chuyển phôi ngày 3. Phôi ngày 5 có nhiều thời gian để theo dõi, việc sàng lọc phôi ngày 5 cũng cho phép bác sĩ chọn ra những phôi khỏe mạnh nhất. Đồng thời, đó cũng là phôi có khả năng làm tổ cao nhất, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh di truyền ở thai nhi.
Ngoài ra, phôi ngày 5 chỉ chọn 1-2 phôi để chuyển nên hạn chế tối đa tỷ lệ đa thai. Bên cạnh đó, sau chuyển phôi 16 ngày là bạn sẽ biết được mình có thai hay không.
Lời kết
Như vậy, Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu chuyển phôi là gì và một số kiến thức liên quan đến quá trình này. Đồng thời, Happy Mommy cũng đã chia sẻ đến bạn ăn gì trước khi chuyển phôi. Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám, tìm hiểu bảng giá dịch vụ khám hiếm muộn tại tphcm thì hãy liên hệ đến Happy Mommy. Hiện tại, Happy Mommy có 2 cơ sở ở quận 1 và quận 7 Tp.HCM để mang đến sự tiện lợi khi thăm khám. Hãy liên hệ ngay hotline: 0937873699 để đặt lịch hẹn với bác sĩ nhé!
Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoa, kiến thức thai kỳ, chăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA HAPPY MOMMY
- Phòng khám thai Quận 01:
- Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0937873699
- Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
- Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0706514468
- Website: https://happymommyclinic.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic
Đặt lịch hẹn khám: tại đây
Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.
Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.
– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)