Niêm mạc tử cung khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Điều này làm nảy sinh câu hỏi về tác động của việc niêm mạc tử cung mỏng đối với quá trình mang thai. Liệu niêm mạc tử cung mỏng có gây ảnh hưởng không? Có thai được không khi niêm mạc tử cung mỏng? Biểu hiện của niêm mạc tử cung mỏng là như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi nội dung chi tiết của bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng với Happy Mommy!
Niêm mạc tử cung mỏng là gì?
Niêm mạc tử cung là một lớp mô bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong của tử cung ở phụ nữ, bao gồm hai phần: Nội mạc đáy gồm tế bào trụ và mô đệm, không chịu ảnh hưởng nhiều của chu kỳ kinh nguyệt. Và lớp nội mạc tuyến, bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu trong chu kỳ, quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu âm đạo, gọi là kinh nguyệt. Sau đó, các tế bào ở lớp đáy bắt đầu phát triển trở lại để tạo thành lớp lót mới trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Niêm mạc tử cung mỏng là khi lớp niêm mạc này có độ dày dưới 7-8 mm. Với độ mỏng như vậy thì việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn hơn, phôi thai không thể bám vào khoang tử cung để làm tổ.
Biểu hiện niêm mạc tử cung mỏng
Để biết nội mạc tử cung mỏng hay dày thì cần xác định thông qua một số phương pháp chẩn đoán như siêu âm đầu dò hoặc chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên, có một số biểu hiện niêm mạc tử cung mỏng mà chị em cần lưu ý như:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Lượng máu kinh bất thường.
- Đã quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai một thời gian nhưng vẫn chưa có thai.
- Có tiền sử can thiệp tử cung như nạo thai hoặc sinh non.
Nếu bạn đang có những dấu hiệu nội mạc tử cung mỏng trên thì nên sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc bệnh niêm mạc mỏng, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị thích hợp cho bạn.
Nguyên nhân niêm mạc tử cung mỏng
Lớp niêm mạc tử cung khỏe mạnh, đủ dày sẽ giúp trứng được thụ tinh và làm tổ thành công. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp nuôi dưỡng thai nhi, tạo điều kiện cho thai phát triển. Vì vậy, chị em cần biết những nguyên nhân niêm mạc tử cung mỏng để từ đó có cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏngmột cách hợp lý.
Nồng độ estrogen thấp
Nếu cơ thể của bạn không có đủ estrogen, điều này có thể khiến nội mạc tử cung của bạn mỏng đi. Bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ estrogen của bạn bằng xét nghiệm máu. Nếu thấp lượng estrogen thấp, bạn có thể bổ sung estrogen bằng viên uống, miếng dán hoặc thuốc chữa niêm mạc tử cung mỏng.
Dinh dưỡng kém
Niêm mạc tử cung được tạo thành từ máu nên nếu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng hoặc thiếu máu thì niêm mạc tử cung sẽ kém phát triển. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải bổ sung đủ sắt và các thực phẩm giúp bổ máu cho cơ thể.
Giảm lưu lượng máu
Mặc dù đây là tình trạng không phổ biến nhưng đôi khi nội mạc tử cung không dày lên là do lưu lượng máu không đủ. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp siêu âm để đo lưu lượng máu đến tử cung của bạn. Qua đó, nếu có phát hiện đúng là do tình trạng này thì bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị phù hợp.
Lớp nội mạc tử cung bị tổn thương
Nếu nồng độ estrogen của bạn bình thường, nội mạc tử cung mỏng có thể là do nhiễm trùng tử cung trước đó đã làm tổn thương niêm mạc và hình thành mô sẹo. Trong trường hợp này, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo.
Nạo phá thai có sự can thiệp của các dụng cụ vào tử cung
Các phương pháp phá thai có tác động trực tiếp đến niêm mạc tử cung của chị em. Thao tác nạo thai có thể làm lớp đáy của niêm mạc tử cung bị tổn thương và khiến lớp niêm mạc mới không thể phát triển được.
Niêm mạc mỏng tự nhiên
Tình trạng niêm mạc tử cung mỏng cũng có thể do cơ địa của mỗi người. Vì vậy, bạn cần phải quan tâm hơn đến sức khỏe sinh sản của mình, thực hiện thăm khám định kỳ để kịp phát hiện những bất thường của cơ thể một cách sớm nhất. Để từ đó, bác sĩ sẽ chỉ ra cho bạn một số phương pháp điều hiệu quả.
Cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng
Việc điều trị niêm mạc tử cung mỏng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng thụ thai cả tự nhiên và nhân tạo. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây nên niêm mạc tử cung mỏng mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị niêm mạc tử cung mỏng phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để giúp niêm mạc tử cung trở lại độ dày bình thường mà bạn có thể tham khảo:
Liệu pháp nạp Estrogen
Nồng độ estrogen thấp cũng khiến cho niêm mạc tử cung bị mỏng đi. Vì vậy, bạn nên uống bổ sung estrogen hoặc dùng dạng gel. Liệu pháp này kích thích sự phân chia tế bào trong nội mạc tử cung và tăng độ dày của nó để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai.
Sử dụng yếu tố kích thích thuộc dòng tế bào hạt (G-CSF) niêm mạc tử cung mỏng
Do niêm mạc tử cung có một số tế bào giống với tế bào gốc trung mô (một loại tế bào có vai trò phát triển nội mạc tử cung). Vì vậy, các chuyên gia đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật bơm G-CSF (Granulocyte colon-stimulating factor) vào tử cung để tăng sản xuất tế bào gốc trung mô và tế bào gốc tạo máu trong tủy xương. Thông qua phương pháp này sẽ giúp cho niêm mạc tử cung phát triển.
Nội soi tử cung
Sự kết dính của tử cung ngăn cản sự tái tạo bình thường của niêm mạc tử cung. Vì vậy, phương pháp điều trị cần thiết trong trường hợp này là phẫu thuật nội soi để loại bỏ phần dính. Từ đó tạo điều kiện cho nội mạc tử cung phát triển trở lại.
Một số câu hỏi về niêm mạc tử cung mỏng
Niêm mạc tử cung mỏng có sao không?
Niêm mạc tử cung quá mỏng có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến kinh nguyệt và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Khi niêm mạc tử cung không đạt độ dày ổn định, có thể xuất hiện những vấn đề như chu kỳ kinh kéo dài, lượng kinh ít, và khó khăn trong quá trình mang thai.
Trong trường hợp niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm sau khi trứng được thụ tinh, có thể xảy ra những khó khăn đặc biệt trong việc bám vào thành tử cung của phôi thai. Việc này có thể tạo ra rủi ro cao về khả năng giữ thai nghén và phát triển thai nhi. Nếu phôi thai không thể bám vào lòng tử cung một cách vững chắc, có thể dẫn đến tình trạng bám nhẹ và sau đó bong ra, gây ra tình trạng thai chết lưu.
Do đó, niêm mạc tử cung quá mỏng không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt mà còn đặt ra những thách thức lớn trong quá trình mang thai và duy trì thai nghén. Phụ nữ gặp vấn đề này có thể cần thăm bác sĩ để được đánh giá tình trạng sức khỏe cụ thể và tìm giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng của mình.
Niêm mạc tử cung mỏng nên ăn gì?
Niêm mạc tử cung mỏng nên ăn gì? Ngoài việc điều trị theo một trong các phương pháp nội khoa trên, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp như tập thể dục, uống sữa đậu nành, bổ sung vitamin E, ăn đu đủ, kiwi, bơ… để cải thiện lượng máu đến tử cung và tăng độ dày niêm mạc. Vậy, niêm mạc tử cung mỏng không nên ăn gì? Một lưu ý nhỏ là đối với phụ nữ bị niêm mạc tử cung mỏng thì cần tránh ăn sầu riêng, không uống rượu bia và không dùng thuốc lá.
Niêm mạc tử cung mỏng là điều không bình thường vì nó có thể làm giảm cơ hội làm mẹ của bạn. Do đó, ngay cả khi không có triệu chứng nghiêm trọng, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ phụ khoa để phát hiện độ dày của niêm mạc tử cung có bất thường hay không. Một trong những địa chỉ uy tín có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị hiện đại mà bạn có thể tham khảo là Happy Mommy. Happy Mommy đang có 2 cơ sở tại quận 1 và quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của bạn.
Niêm mạc tử cung mỏng có kinh nguyệt không?
Niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ gây ra các vấn đề về kinh nguyệt như chu kỳ kinh kéo dài, niêm mạc tử cung mỏng kinh nguyệt ít… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Ở phụ nữ, niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm sau khi trứng được thụ tinh sẽ khiến phôi thai khó bám vào thành tử cung. Vì vậy, nếu hỏi niêm mạc tử cung mỏng có kinh nguyệt không thì câu trả lời là có nhưng tình trạng kinh nguyệt sẽ bất thường.
Niêm mạc tử cung mỏng thì có thai được không?
Niêm mạc tử cung đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và mang thai. Chúng không chỉ giúp thai làm tổ mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Vì vậy, nếu niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ dẫn đến khó thụ thai hoặc có thụ thai nhưng khó giữ thai. Trong trường hợp chị em bị niêm mạc tử cung mỏng, để tăng tỷ lệ mang thai thành công, bác sĩ sẽ có một số hướng dẫn và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Qua nội dung bài viết trên, Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu về kiến thức niêm mạc tử cung mỏng. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết phụ nữ có niêm mạc tử bị cung mỏng ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh sản. Đồng thời, biết được nguyên nhân, cách phòng tránh niêm mạc tử cung và nắm thông tin niêm mạc tử cung mỏng uống thuốc gì. Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn thăm khám phụ khoa, kiểm tra niêm mạc tử cung… hãy liên hệ với Happy Mommy qua hotline: 0937873699 để được tư vấn và đặt lịch hẹn nhé!
Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoa, kiến thức thai kỳ, chăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY
- Phòng khám thai Quận 01:
- Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0937873699
- Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
- Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0706514468
- Website: https://happymommyclinic.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic
Đặt lịch hẹn khám: tại đây
Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.
Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.
– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)