Tiểu són là tình trạng người bệnh không thể tự chủ, kiểm soát quá trình tiêu tiện, nước tiểu rò rỉ ra ngoài không chủ đích. Nam giới và nữ giới đều có thể bị bệnh, nhưng phụ nữ sau sinh, phụ nữ mãn kinh là phổ biến nhất gặp bệnh này. Bệnh khiến người bệnh lo lắng, tự ti, gây khó chịu và nhiều phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu về bệnh chi tiết qua thông tin bài viết của Happy Mommy dưới đây.
Tiểu són là bệnh lý gì?
Tiểu són hay còn gọi là són tiểu, tiểu không kiểm soát (tên tiếng Anh của bệnh là Urinary Incontinence). Đây là tình trạng bàng quang mất kiểm soát, việc đi tiểu diễn ra không theo chủ đích của người bệnh. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là phụ nữ trên 50 tuổi và chị em phụ nữ sau sinh nở.
Bệnh có triệu chứng điển hình là nước tiểu tiết ra không tự chủ, làm ướt quần, kèm theo mùi khó chịu. Điều này không chỉ khiến người bệnh tự ti, ngại ngùng, kèm theo không thoải mái, dễ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Phân loại bệnh tiểu són
Tình trạng són tiểu có thể phân thành nhiều dạng bệnh khác nhau dựa theo triệu chứng và nguyên nhân, cơ chế bệnh như sau:
Bệnh tiểu són từ áp lực bụng, bàng quang
Tình trạng diễn ra khi ho, hắt hơi, cười sặc sụa, khuân vác đồ nặng, hoạt động thể chất nặng,… khiến nước tiểu rò rỉ không kiểm soát. Tình trạng này đa phần do cơ quan sàn chậu yếu (rối loạn sàn chậu) khiến không thể kiểm soát tốt chức năng tiết niệu, thường gặp ở phụ nữ sau sinh nở, sau phẫu thuật cắt tử cung, sinh mổ,…
Tiểu gấp mà không kịp chạy đến nhà vệ sinh
Đây là tình trạng sinh lý bình thường khi bạn cần đi tiểu nhưng không kịp đến nhà vệ sinh, bộ phận sàn chậu yếu khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Trường hợp thường gặp với người lớn tuổi vì bộ phận tiết niệu, sàn chậu lão hóa hoặc đôi khi đang mắc bệnh liên quan đến bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay các bệnh lý thần kinh.
Tiểu són do không thể thải hết nước tiểu ra ngoài
Người bệnh dù đã đi vệ sinh khi nhận thấy đầy bàng quang nhưng không thể đi hết, khiến rò rỉ nước tiểu ra ngoài không kiểm soát sau đó. Tình trạng phổ biến gặp ở nam giới, do bệnh liên quan đến khối u, tuyến tiền liệt phì đại, sỏi thận, đái tháo đường hoặc tác dụng phụ của nhiều loại thuốc.
Rối loạn chức năng
Người khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần cũng thường gặp vấn đề này như: người bệnh Alzheimer, tự kỷ,…
Tiểu són do bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu
Tình trạng này sẽ chỉ thoáng qua như một dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay tác dụng phụ của một số loại thuốc người bệnh sử dụng. Người bệnh khi dùng thuốc điều trị vấn đề, chứng tiểu són cũng được giải quyết.
Đái dầm lúc ngủ
Hiện tường thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ trên 5 tuổi nếu vẫn còn gặp hiện tượng này, bố mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị, vì có thể là bệnh lý về tiết niệu.
Nguyên nhân gây tiểu són
Chứng tiểu són có thể do nhiều nguyên nhân, như: thói quen sinh hoạt, vấn đề tâm lý, bệnh lý, thể chất,… Nguyên nhân gây bệnh có thể chia thành 3 nhóm sau:
Tiểu són tạm thời
Bạn có thể gặp tình trạng tiêu són tạm thời khi bàng quang bị kích thích quá mức, tăng lượng nước tiểu đột ngột do các nguyên nhân:
- Sử dụng đồ ăn, thức uống lợi tiểu như uống nhiều rượu, bia, nước có gas, nước trái cây, hoa quả,…
- Sử dụng thuốc điều trị gây lợi tiểu như: Vitamin C liều cao, thuốc điều trị tim mạch, huyết áp, thuốc giãn cơ, thuốc an thần,…
Tiểu són do bệnh lý
Một số bệnh lý điển hình có dấu hiệu, triệu chứng gây tiểu són như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Táo bón, tiêu chảy
- Bệnh về thần kinh như Alzheimer, u não, đột quỵ,…
- Bệnh về khối u, tuyến tiền liệt phì đại, sỏi thận, đái tháo đường,…
Tiểu són do sự thay đổi từ cơ thể
Tình trạng tiểu són cũng là một sự “phiền toái” khi cơ thể đang có sự thay đổi lớn bên trong do các nguyên nhân dưới đây:
- Mang thai
- Sau sinh con
- Mãn kinh, tiền mãn kinh
- Hậu quả sau phẫu thuật cắt tử cung
- Phì đại, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Rối loạn hệ thần kinh thực vật do bệnh đa xơ cứng, Parkinson, đột quỵ, u não, có chấn thương cột sống,…
Hậu quả của tiểu són
Người bệnh khi nhận thấy bản thân có triệu chứng bệnh, thường xuyên không thể kiểm soát quá trình đầu thải nước tiểu khi nên thăm khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, điều trị. Tình trạng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các hậu quả dưới đây:
- Làm giảm chất lượng cuộc sống
- Khiến người bệnh tự ti, ngại ngùng, xấu hổ trong nhiều tình huống
- Ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày.
- Gấp đi tiểu tăng nguy cơ bị té ngã ở người lớn tuổi, người có vấn đề về đi lại
- Đây có thể là triệu chứng của bệnh lý sự sự thay đổi lớn nào đó của cơ thể, nên được chẩn đoán, kiểm soát hoặc điều trị sớm.
- Tiểu són ra quần, tạo môi trường ẩm ướt và mất vệ sinh, dễ gây phát ban, nhiễm trùng da và bộ phận sinh dục, đường tiết niệu người bệnh.
Phương pháp điều trị chứng tiểu són
Phương pháp điều trị tiểu són cần dựa theo nguyên nhân và từng trạng bệnh của từng bệnh nhân. Điều trị bệnh chia thành 2 dạng như sau:
Điều trị bằng phương pháp tự nhiên, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Người bệnh sẽ cần chú ý thực hiện các lời khuyên dưới đây để kiểm soát tình trạng tiêu són gặp phải:
- Uống nước đủ nhưng nên đúng thời điểm trong ngày, hạn chế uống nhiều nước trước giờ đi ngủ
- Duy trì cân nặng phù hợp
- Ăn uống khoa học, ăn nhiều chất xơ, thực phẩm sạch.
- Thể dục thể thao mỗi ngày tăng cường sức khỏe.
- Không hút thuốc lá, dùng rượu bia, chất kích thích.
- Tập luyện bàng quang, ghi chép lịch đi tiểu hàng ngày để kiểm soát bộ phận sàn chậu, cố gắng nhịn đi tiểu lâu hơn.
- Tập luyện các bài tập Kegel để tăng sự dẻo dai của cơ sàn chậu.
Điều trị với thuốc
Bệnh nhân nếu đã thay đổi, tập luyện nhưng không cải thiện tình trạng, sẽ cần sử dụng thuốc theo kê toa chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sẽ phải sử dụng thêm thiết bị y tế để ngăn chặn tín hiệu thần kinh như: chất làm đầy quanh niệu đạo, đặt vòng nâng âm đạo,…
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Phương pháp cuối cùng được chỉ định nếu các phương pháp kể trên không đạt hiệu quả. Phẫu thuật nhằm mục đích đặt một dải băng nâng loại không tan vào giữa niệu đạo ngả sau trong âm đạo người bệnh. Nó giúp tạo nên một lớp nâng đỡ thêm vững chắc để treo niệu đạo và bàng quang, từ đó chức năng đi tiểu bình thường. Phương pháp áp dụng với phụ nữ sau sinh bị niệu đạo ngả sau.
Tiểu són thực sự là vấn đề phiền toái mà không ai muốn gặp phải, nó gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý và công việc người bệnh. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về chứng són tiểu này để bớt lo lắng. Bạn hãy chủ động thay đổi lối sống, sinh hoạt hay thăm khám để được bác sĩ chỉ định thuốc giúp vấn đề được cải thiện.
Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.
Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.
– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)