Trong số những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì giang mai là một căn bệnh phổ biến, lây lan nhanh và gây ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh giang mai do nhiễm khuẩn và qua từng giai đoạn sẽ có dấu hiệu khác nhau. Sau đây Happy Mommy sẽ cùng bạn tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng bệnh này nhé.

Hiểu gì về bệnh giang mai?

Giang mai là căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người. Qua các đường cơ quan sinh dục khi không có sự bảo vệ hoặc qua vết xước, bị thương, qua niêm mạc, vết loét,… Xoắn khuẩn Treponema Pallidum tấn công và lây lan nhanh chóng trong cơ thể con người.

Hiện nay tỷ lệ nam nữ mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao, đặc biệt là các bạn trẻ do quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi. Bệnh nếu phát hiện chậm và không được điều trị có thể gây nên ảnh hưởng tới tim, não bộ.

Giang mai là căn bệnh lây truyền nguy hiểm
Giang mai là căn bệnh lây truyền nguy hiểm

Các nguyên nhân gây ra bệnh

Tác nhân chính gây ra bệnh giang mai là dính phải xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) vào cơ thể. Hình dáng của chúng lò xo với 6-14 vòng xoắn, chúng đi vào cơ thể lây lan nhanh chóng. Nhưng khi ra môi trường bên ngoài thì không quá được vài giờ sống sót.

Bệnh lây nhiễm khi người bình thường tiếp xúc với bệnh nhân giang mai. Lây lan qua đường tình dục khi âm đạo, dương vật, hậu môn hoặc đường miệng tiếp xúc. Ngoài ra, bệnh còn lây gián tiếp qua việc dùng chung khăn, đồ cá nhân, vật dụng dính khuẩn, qua vết loét, tổn thương trên cơ thể hoặc từ mẹ truyền sang con khi mang thai.

Quan hệ tình dục không an toàn là một nguyên nhân gây ra lây truyền bệnh giang mai
Quan hệ tình dục không an toàn là một nguyên nhân gây ra lây truyền bệnh giang mai

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh giang mai

Giang mai sẽ phát triển với các dấu hiệu khác nhau qua từng thời kỳ. Cho nên là người trưởng thành cần phải nắm bắt được để có thể phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời:

Thời kỳ đầu

Lúc này bệnh bị nhiễm vào cơ thể sẽ ủ trong vòng 3 tuần. Sau đó thì dấu hiệu của sưng, hạch bắt đầu phát triển. Các săng giang mai có vết trợt nông, hình bầu dục, hình tròn tầm 0,5 – 2cm, đáy có màu đỏ, nền cứng, khi chạm vào không đau đớn.

Săng thường thấy ở âm đạo, méo, cơ quan sinh dục nam, bìu, môi, lưỡi, trong miệng,… Hạch sẽ xuất hiện trên cơ thể trong khoảng 5 ngày sau khi có săng gây nhức, to dần.

Thời kỳ 2 phát bệnh

Lúc này là khi 45 ngày có săng giang mai thì có thể kéo dài tới 2-3 năm khi không điều trị. Trên da bị tổn thương, vùng niêm mạc cũng ảnh hưởng. Các xoắn khuẩn gây tình trạng nhiễm trùng huyết gây nóng sốt, hạch nổi nhiều. Trên cơ thể sẽ nhìn thấy nốt sần màu đỏ hồng, viền vảy, có cả dạng trứng cá, sẩn hoại tử,…

Ở thời kỳ 2 của bệnh, cơ thể xuất hiện các nốt sần màu đỏ hồng
Ở thời kỳ 2 của bệnh, cơ thể xuất hiện các nốt sần màu đỏ hồng

Thời kỳ 3 sau cùng

Thời kỳ này khi bệnh đã tiến triển nặng hơn kéo dài tới 15 năm khi có săng trên cơ thể. Nếu không được điều trị thì bệnh gây tổn thương sâu, gây hại cho nội tạng, hệ tim mạch, hệ thần kinh. 

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Không thể xem nhẹ được bệnh giang mai bởi nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu nhận biết và thời gian đầu điều trị để phát triển nặng thì có thể gây ra nhiều biến chứng. Cùng Happy Mommy tìm hiểu về các biến chứng nguy hại này:

  • Gây tổn thương tới các cơ quan trọng yếu bên trong cơ thể con người
  • Khiến cho làn da xấu đi, ảnh hưởng niêm mạc, đôi mắt
  • Gan, tim mạch và hệ thần kinh bị giảm chức năng hoạt động nghiêm trọng, cơ thể suy nhược
  • Gây các tác hại nguy hiểm như phòng động mạch chủ, viêm động mạch chủ, bại liệt, rối loạn hệ thần kinh, viêm gan,…
  • Nếu bà bầu bị giang mai có thể gây sẩy thai, sinh non, dị tật, mất em bé sau khi sinh,…

Nguy cơ mắc giang mai trong thai kỳ

Khi mang thai thì phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao nên không thể xem nhẹ. Tác nhân chính gây ra bệnh giang mai là dính phải xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) vào cơ thể.

Hình dáng của chúng có dạng lò xo với 6-14 vòng xoắn, chúng đi vào cơ thể lây lan nhanh chóng. Nhưng khi ra môi trường bên ngoài thì không quá được vài giờ sống sót.

Sử dụng chất diệt khuẩn, xà phòng, dung dịch sát khuẩn diệt được xoắn khuẩn này ngoài môi trường. Do vậy, các bác sĩ vẫn có lời khuyên cho nam nữ cần vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh này.

Khi bà bầu khỏe mạnh chưa bị bệnh hay tiếp xúc với người đã bị mắc giang mai thì vẫn bình thường. Nhưng bệnh lại lây lan qua đường tình dục khi âm đạo, dương vật, hậu môn hoặc đường miệng tiếp xúc. Nếu phụ nữ mang thai mà quan hệ tình dục lúc này rất dễ nhiễm bệnh.

Phụ nữ mang thai cần phòng ngừa bệnh một cách nghiêm ngặt
Phụ nữ mang thai cần phòng ngừa bệnh một cách nghiêm ngặt

Ngoài ra, bệnh còn lây gián tiếp qua việc dùng chung khăn, đồ cá nhân, vật dụng dính khuẩn, qua vết loét, tổn thương trên cơ thể. Không thể xem nhẹ thời kỳ mang thai này. Bởi khi bị vi khuẩn tấn công vẫn mắc như bình thường ở bất cứ giai đoạn nào từ tháng đầu cho tới chuẩn bị sinh.

Mắc giang mai trong thai kỳ thì làm sao?

Không thể xem nhẹ được bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai bởi nếu bỏ qua các dấu hiệu nhận biết và thời gian đầu điều trị để phát triển nặng thì có thể gây ra nhiều biến chứng. Cùng Happy Mommy tìm hiểu để tránh những nguy hại:

Đối với thai nhi trong bụng

  • Bà bầu khi mắc giang mai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Thực tế bệnh này có thể gây sẩy thai, sinh non, mất em bé sau khi sinh,…
  • Nếu giữ được thai thì khả năng em bé trong bụng bị dị tật về mắt, tai, da, tim mạch, tủy xương. Thai nhi còn sống cho tới khi sinh thì khả năng sau đó bị nhiễm trùng bẩm sinh rất cao

Đối với phụ nữ mang thai

  • Gây tổn thương tới các cơ quan trọng yếu bên trong cơ thể của bà bầu
  • Khiến cho làn da xấu đi, mọc nhiều nốt lở loét, ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng niêm mạc, đôi mắt mờ và hoạt động kém
  • Cơ quan như gan, tim mạch và hệ thần kinh bị giảm chức năng hoạt động nghiêm trọng, cơ thể suy nhược
  • Gây các tác hại nguy hiểm như phòng động mạch chủ, viêm động mạch chủ, bại liệt, rối loạn hệ thần kinh, viêm gan,…
Mắc giang mai trong thai kỳ nguy cơ sinh non và dị tật
Mắc giang mai trong thai kỳ nguy cơ sinh non và dị tật

Phương pháp theo dõi và điều trị giang mai trong thai kỳ

Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường thì phụ nữ mang thai nên tới cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm bệnh. Bác sĩ sẽ có kết quả chi tiết và đưa ra phác đồ điều trị. Cùng với đó người bệnh sẽ làm theo hướng dẫn, uống thuốc, xây dựng lối sống khoa học để tăng đề kháng nhanh khỏi bệnh.

Theo dõi tiến trình bệnh để thông báo lại với bác sĩ và thăm khám lại khi có dấu hiệu thuyên giảm cho tới khi khỏi hẳn. Hiện nay, y khoa phát triển nên điều trị giang mai tại các bệnh viện sẽ chích 1 mũi thuốc khi phát hiện. Nhưng theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa thì bà bầu cần được điều trị trước tháng thứ 5 của thai kỳ để đạt hiệu quả cao, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phòng chống bệnh giang mai bằng cách nào?

Với căn bệnh xã hội này thì các bạn hãy có ý thức và trang bị kiến thức phòng chống an toàn, hiệu quả. Như vậy khi tiếp xúc hoặc quan hệ thân mật cùng người khác cũng không lo lắng gặp vấn đề nguy hại với sức khỏe:

  • Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với người thương
  • Không quan hệ bừa bãi với gái mại dâm, người mới quen
  • Sử dụng các biện pháp phòng chống an toàn như bao cao su để chống bệnh lây nhiễm tình dục
  • Người bị giang mai không nên quan hệ bừa bãi với người khác khi đã biết bệnh trong người
  • Khi bà bầu mang thai cần phải tới bệnh viện để theo dõi theo phác đồ của bác sĩ
  • Phát hiện các dấu hiệu bất thường để sớm tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám, bác sĩ sẽ có cách thức điều trị nếu có bệnh
Quan hệ tình dục an toàn là một cách phòng ngừa các bệnh lây truyền
Quan hệ tình dục an toàn là một cách phòng ngừa các bệnh lây truyền

Happy Mommy cập nhật kiến thức về bệnh giang mai tới cho mọi người cùng biết về đặc điểm nhận diện, tác hại và cách phòng chống. Hiện giờ bất kể lúc nào bạn thân mật với người khác tùy tiện hoặc không thân quen cũng nguy cơ mắc bệnh. Cho nên hãy là người thông thái và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt tránh các bệnh lây nhiễm nguy hiểm này.

Xem thêm:

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Leave a comment