Tụ dịch màng nuôi là một triệu chứng thường xảy ra ở các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu tiên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và mức độ nặng nhẹ được phân chia theo chiều dài của vết tụ dịch. Vậy tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Happy Mommy tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. 

Bị tụ dịch màng nuôi là gì?

Tụ dịch màng nuôi còn được gọi với tên khác là xuất huyết dưới màng nuôi (IUH). Đây là hiện tượng máu bị tụ lại ở màng nuôi, chính là lớp màng gắn liền tử cung của người mẹ với nhau thai của em bé. Tình trạng này thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ với tỷ lệ mắc dao động từ 0,46% đến 39,5%.

Tụ dịch màng nuôi hay xuất huyết dưới màng nuôi
Tụ dịch màng nuôi hay xuất huyết dưới màng nuôi

Các nguyên nhân cơ bản gây tụ dịch màng nuôi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tụ dịch màng nuôi và trong số đó thường gặp nhất là: 

  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên mang thai thường dễ gặp phải tình trạng này.  
  • Buồng trứng sản sinh thiếu hormon nội tiết tố nữ progesteroneestrogen.
  • Dị dạng tử cung.
  • Người mẹ từng sảy thai nhiều lần.
  • Người mẹ từng bị nhiễm trùng vùng chậu.
  • Người mẹ từng bị tổn thương ở tử cung.
  • Người mẹ có tiền sử bệnh cao huyết áp.
  • Thai nhi được hình thành bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tụ dịch màng nuôi ở mẹ bầu

Có 4 dấu hiệu cơ bản để nhận biết tụ dịch màng nuôi, bao gồm:

Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo

Gần như tất cả các trường hợp bị tụ dịch mang nuôi đều sẽ bị ra máu màu nâu hoặc đỏ tươi khi mang thai. Trong đó, những trường hợp bị nặng còn có thể xuất hiện cả cục máu lớn.

Bị ra máu màu nâu hoặc đỏ tươi
Bị ra máu màu nâu hoặc đỏ tươi

Mẹ bầu có dịch âm đạo bất thường

Ra nhiều dịch âm đạo có màu nâu hoặc hồng nhạt trong lúc đi vệ sinh hay những dấu vết để lại trên đồ lót.

 

Ngoài ra còn có những dấu hiệu như mẹ bầu thường bị đau bụng âm ỉ và đau mỏi vùng thắt lưng. Với các trường hợp có lượng máu tụ không lớn thì phải tiến hành siêu âm mới có thể phát hiện được tình trạng tụ dịch. 

Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm cho mẹ bầu?

Như đã nói, tụ dịch màng nuôi là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng không phải không có rủi ro. Vậy tụ dịch mang nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm cho mẹ bầu? Thông thường triệu chứng này được phân chia thành 3 mức độ khác nhau, cụ thể:

Tình trạng sẽ tùy theo mức độ
Tình trạng sẽ tùy theo mức độ

Mức độ nhẹ với kích thước vết tụ dịch nhỏ (từ 0,5 đến 5mm)

lúc này người mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, có biểu hiện như ốm nghén nhưng ở mức độ nặng hơn bình thường. 

Mức độ trung bình với kích thước vết tụ dịch cỡ vừa (từ 5 đến 12mm)

Nếu để tình trạng tụ dịch phát triển tới mức độ này, người mẹ sẽ có biểu hiện đau bụng âm ỉ, đau vùng thắt lưng, chảy máu âm đạo màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. 

Mức độ nặng với kích thước vết tụ dịch lớn (>12mm)

Để vết tụ phát triển đến mức độ này thì người mẹ sẽ gặp phải các tình huống như: tiết dịch âm đạo bất thường, ra máu cục ở âm đạo, đau bụng khó chịu. Đây là mức độ đặc biệt nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì túi thai có nguy cơ bị chèn ép và bị đẩy ra ngoài, dẫn tới sảy thai. 

Tình trạng khá nghiêm trọng
Tình trạng khá nghiêm trọng

Chính vì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy nên các mẹ không được chủ quan với tụ dịch màng nuôi. Phải thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé. 

Cách điều trị tụ dịch màng nuôi hiệu quả

Đã biết tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm, vậy bạn có biết cách điều trị như thế nào không?

  • Hầu hết các trường hợp tụ dịch màng nuôi với kích thước nhỏ dưới 5mm không đáng lo ngại, hường chỉ gây chảy máu nhẹ ở âm đạo, còn thai nhi vẫn phát triển bình thường. Tình trạng này không cần điều trị thì cũng sẽ tự khỏi sau khoảng 1 đến 3 tuần. Tuy nhiên, nếu các mẹ cảm thấy lo lắng, không yên tâm thì hãy thường xuyên thăm khám để phòng ngừa sự cố ngoài ý muốn xảy ra. 
  • Còn với các trường hợp tụ dịch ở mức độ nặng hơn, các mẹ bầu cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh những biến chứng có hại cho thai nhi. Thông thường các mẹ sẽ được bác sĩ cho uống hoặc tiêm những loại thuốc nội tiết tố. Nhằm mục đích làm dày niêm mạc tử cung, giảm co thắt và giảm tổn thương tử cung. Ngoài ra, còn có thêm thuốc an thai để bảo vệ đứa bé, hạn chế tình trạng sảy thai có thể xảy ra.
  • Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ còn cần phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để điều dưỡng cơ thể và bồi bổ cho thai nhi. Không được đi lại quá nhiều hoặc mang vác vật nặng hay làm việc căng thẳng. Đặc biệt không được suy nghĩ, lo âu nhiều, phải giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. 

Chắc hẳn những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm. Vì sự an toàn của cả mẹ và bé, hãy thăm khám thai nhi định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để phòng tránh các tình huống xấu xảy ra bạn nhé.

Bình luận