Chích ngừa ung thư cổ tử cung giúp nữ giới có thể ngăn chặn căn bệnh ung thư cổ tử cung cực kỳ nguy hiểm. Điều này khiến bạn tò mò không biết có những loại vắc xin nào được sử dụng khi tiêm HPV? Lứa tuổi nào nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? Tất tần tật những câu hỏi này đã được Happy Mommy giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây. 

Chích ngừa ung thư cổ tử cung là gì? 

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung còn được gọi tắt là tiêm vắc xin phòng HPV. Loại vắc xin được sử dụng sẽ giúp nữ giới ngăn ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, đặc biệt là sùi mào gà do virus Human Papilloma gây ra. Đồng thời chích ngừa ung thư cổ tử cung còn hạn chế các dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung như tổn thương tiền ung thư, mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn, ung thư tế bào gai ở hậu môn, âm hộ, âm đạo và ung thư vùng đầu, vùng cổ. 

Chích ngừa ung thư cổ tử cung là tiêm vắc xin phòng HPV
Chích ngừa ung thư cổ tử cung là tiêm vắc xin phòng HPV

Lý do nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Xem xét các thống kê của HPV Information Centre thì cứ 4 phút trôi qua, trên thế giới lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung. Mỗi một ngày ở Việt Nam lại có thêm 14 ca mắc mới và 7 người tử vong do ung thư cổ tử cung.

Tới thời điểm hiện tại Y tế vẫn chưa có thuốc đặc trị virus HPV – nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Chính vì thế việc chích ngừa, tiêm vắc xin là lựa chọn duy nhất có thể hạn chế nguy cơ bị ung thư của nữ giới. Hơn nữa, vắc xin sau khi tiêm vào cơ thể (đủ 3 mũi) sẽ có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. 

Chích vắc xin HPV có hiệu quả 30 năm trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Chích vắc xin HPV có hiệu quả 30 năm trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Ai dễ bị ung thư cổ tử cung? 

Nếu nữ giới chưa chích ngừa ung thư cổ tử cung thì họ sẽ có nguy cơ nhiễm virus HPV khi bản thân có kèm các yếu tố sau đây: 

  • Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn. 
  • Quan hệ tình dục đồng giới, quan hệ với nhiều bạn tình. 
  • Tiếp xúc với mụn cóc. 
  • Cơ thể có hệ miễn dịch bị suy giảm. 
  • Dinh dưỡng kém.

Các loại vắc xin được sử dụng để ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay 

Hiện nay tại Việt Nam, các bác sĩ đang sử dụng 02 loại vắc xin khi chích ngừa ung thư cổ tử cung đó là: 

Vắc xin Gardasil – Mỹ

Loại vắc xin này có thể phòng ngừa được 4 loại virus HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục, đó là chủng 6, chủng 11, chủng 16 và chủng 18. Đối tượng nên tiêm vắc xin này là nữ giới ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Để vắc xin Gardasil – Mỹ phát huy hết công dụng, nữ giới nên tiêm 3 mũi cơ bản theo thời gian định kỳ là. Mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 khoảng 3 tháng. 

Vắc xin Gardasil - Mỹ
Vắc xin Gardasil – Mỹ

Vắc xin Cervarix – Bỉ 

Loại vắc xin thứ 2 được sử dụng khi chích ngừa ung thư cổ tử cung tại nước ta đó là Cervarix của Bỉ. Vắc xin này sẽ hình thành miễn dịch ngăn ngừa chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung đó là chủng 16 và 18. Lứa tuổi thích hợp tiêm vắc xin Cervarix là nữ giới từ 10-25 tuổi. Để đạt hiệu quả ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất, nữ giới nên tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong khoảng thời gian cố định. Mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng, mũi thứ 3 tiêm sau mũi 2 tầm 5 tháng. 

Vắc xin Cervarix - Bỉ
Vắc xin Cervarix – Bỉ

Giá chích ngừa ung thư cổ tử cung có đắt không? Bao nhiêu tiền? 

Tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) tại Việt Nam đang có mức giá dao động từ 850.000 đồng đến 2.500.000 đồng/mũi tiêm. Giá tiêm sẽ phụ thuộc vào chất lượng của cơ sở y tế thực hiện, loại vắc xin và các dịch vụ kèm theo. 

Trong 02 loại vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung thì Gardasil của Mỹ có mức giá cao hơn Cervarix của Bỉ. Bởi vì vắc xin Gardasil có thể phòng được 4 chủng HPV nguy hiểm nhất là chủng 6, chủng 11, chủng 16 và chủng 18. Còn vắc xin Cervarix chỉ phòng được 02 chủng HPV là chủng 16 và chủng 18. Nhìn chung mọi người trước khi chích ngừa ung thư cổ tử cung có thể tham khảo giá tiêm ở một số cơ sở y tế địa phương để đưa ra lựa chọn thật phù hợp.

Giá chích ngừa ung thư cổ tử cung dao động từ 850.000 đồng đến 2.500.000 đồng/mũi
Giá chích ngừa ung thư cổ tử cung dao động từ 850.000 đồng đến 2.500.000 đồng/mũi

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung HPV có cần xét nghiệm không?

Câu trả lời chính xác là KHÔNG. Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung HPV không cần xét nghiệm trước khi tiêm. Nữ giới ở trong độ tuổi 9 – 26, cơ thể lúc đó không mang thai, không điều trị các bệnh cấp tính, bản thân không có tiền sử dị ứng với thành phần nào của vắc xin… đều đủ điều kiện tiêm loại vắc xin này. Để cho yên tâm hơn, nữ giới có thể khám sức khỏe sàng lọc trước khi tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng. 

Chích vắc xin phòng HPV có tác dụng phụ gì không?

Sau khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung HPV, hầu hết nữ giới không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp gặp các phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình sau khi tiêm như: 

  • Vết tiêm có quầng đỏ, đau hoặc sưng. 
  • Sốt nhẹ. 
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Đau cơ.
  • Đau khớp.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Cơ thể nổi mề đay. 
  • Rối loạn dạ dày ruột như đau bụng, tiêu chảy,… 

Tốt nhất sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung, nữ giới nên quan sát kỹ các triệu chứng xuất hiện trong cơ thể để tham khảo ý kiến bác sĩ, nhằm nhận được sự can thiệp y tế kịp thời. 

Chích vắc xin phòng HPV hầu như không có tác dụng phụ, chỉ có số ít sẽ gặp một số phản ứng
Chích vắc xin phòng HPV hầu như không có tác dụng phụ, chỉ có số ít sẽ gặp một số phản ứng

Bị nhiễm HPV rồi có tiêm phòng được nữa hay không?

Thực tế vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung vẫn mang lại tác dụng cho những nữ giới đã từng quan hệ tình dục, thậm chí là người đã từng nhiễm virus HPV. Bởi vì virus HPV rất dễ tái nhiễm, dù cơ thể có tự đào thải virus thì cơ thể vẫn có xác suất nhiễm lại. Hơn nữa hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng trường hợp bị tái nhiễm, nhưng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung lại làm được điều này.

Hơn nữa virus HPV có nhiều chủng khác nhau, do đó việc nữ giới từng bị nhiễm một chủng HPV nào trước đây (không thuộc chủng nguy hiểm) thì bản thân vẫn nên tiêm phòng vắc xin để bảo vệ cơ thể, tránh việc lây nhiễm các tuýp HPV nguy hiểm khác.

Tỷ lệ bị ung thư cổ tử cung khi không tiêm phòng là bao nhiêu? 

Những nghiên cứu thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan trong cuộc sống, tỷ lệ bị nhiễm HPV trong 4 tháng đầu (sau khi quan hệ tình dục lần đầu) là 20%. Nhiều thống kê đã kết luận nữ giới thường nhiễm HPV trong 2 năm đầu (sau khi quan hệ tình dục lần đầu) là 50%. 

Virus HPV sẽ xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, sau đó tạo nên các biến đổi tế bào để diễn biến này kéo dài trong vòng 10-20 năm. Tổn thương viêm nhiễm đơn giản ở biểu mô cổ tử cung sẽ diễn biến thành ung thư tại chỗ và xâm lấn đến nhiều cơ quan khác.

Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bằng tế bào học, thực hiện các xét nghiệm tầm soát và chích ngừa ung thư cổ tử cung của nữ giới thực sự cần thiết. Khi quan tâm, chăm sóc tốt cho hệ sinh sản, nữ giới sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong của ung thư cổ tử cung xuống mức thấp nhất. 

Sau khi đọc bài viết này, ắt hẳn bạn đọc cũng hiểu được tầm quan trọng của việc chích ngừa ung thư cổ tử cung. Hy vọng bạn đã bỏ tủi các thông tin hữu ích để sắp xếp lịch tiêm vắc xin trong thời gian sớm nhất. 

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Leave a comment