Ốm nghén là tình trạng buồn nôn, muốn ói xảy ra rất nhiều lần trong ngày khi các mẹ mang bầu. Triệu chứng này thường bắt đầu vào tuần thứ 3 của thai kỳ và tình hình sẽ giảm sau 3 tháng đầu. Tuy nhiên, có một số mẹ bầu bị ốm nghén rất nặng và kéo dài suốt chu kỳ mang thai. Vậy thì khi bị nghén mẹ bầu cần làm gì để thuyên giảm? Hãy cùng Happy Mommy theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là một trong những hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ốm nghén thường kèm theo các triệu chứng khó chịu như: Đầy hơi, buồn nôn, mất ngủ… Tình trạng này diễn ra thường xuyên vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Mỗi mẹ bầu sẽ có thời điểm bị nghén khác nhau và biểu hiện nghén cũng khác nhau.

Thống kê cho thấy, khoảng 70% trường hợp buồn nôn xuất hiện ở tuần thai thứ 4 – 12, 10% trường hợp xuất hiện đến tuần thứ 16, thậm chí kéo dài suốt thai kỳ. Ở những chị em có cơ địa nhạy cảm, tình trạng buồn nôn có thể nặng hơn và khó kiểm soát.

ốm nghén là gì
Hầu như phụ nữ mang thai nào cũng đều trải qua ốm nghén

Triệu chứng ốm nghén

Chị em khi mang thai có thể gặp phải các triệu chứng ốm nghén bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, tình trạng nghén khi mang thai diễn ra thường xuyên hơn, rõ rệt hơn khi có sự kích thích về mùi và vị của thức ăn. Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn và khó chịu, ăn không ngon miệng và không muốn ăn. Triệu chứng ốm nghén ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của mẹ bầu.

Nếu triệu chứng ốm nghén nặng và kéo dài, bạn cần đến cơ sở khám thai uy tín để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Ngoài ra, mẹ bầu còn bị chóng mặt, hoa mắt và nặng hơn là tụt huyết áp khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu bị nôn quá nhiều thì có thể dẫn đến mất nước.

triệu chứng của ốm nghén
Khi bị ốm nghén, mẹ bầu thường bị nôn khi nhìn hoặc ngửi thấy các thực phẩm nặng mùi

Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai

Nguyên nhân chính của hiện tượng buồn nôn khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố, có sự gia tăng hormone màng đệm gonadotropin (hCG) và estrogen. Ngoài ra, hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén.

Ngoài ra, mẹ bầu có thói quen ăn uống bất thường cũng sẽ khiến cho hệ thần kinh của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn. Khi gặp các thực phẩm có mùi hương nồng thì sẽ bị ốm nghén. Bên cạnh đó, như đã nói ở nội dung trên, ốm nghén cũng là một tình trạng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.

nguyên nhân của ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng thường thấy khi mẹ bầu mang thai trong khoảng 3 tháng đầu

Bí quyết giảm ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng phổ biến ở bà bầu, dù đã chuẩn bị tinh thần trước khi mang thai nhưng một số chị em cũng sẽ cảm thấy “bất lực” trước những cơn nghén dự dội. Dưới đây là một số cách trị ốm nghén mà bạn có thể tham khảo.

Thay đổi chế độ ăn uống

Để giảm các triệu chứng ốm nghén hiệu quả thì mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học. Mẹ bầu không nên để bụng đói mà phải chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Và mẹ bầu cần chú ý mỗi bữa không nên để quá no.

Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: Thịt bò, trứng, trái cây, rau củ có màu đậm, táo, chuối, bánh mì nướng… Bên cạnh đó, đồ chua rất giàu vitamin và có tác dụng chống nôn trớ cực kỳ hiệu quả. Đồng thời, mẹ bầu nên tránh xa đồ ăn cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn có mùi nồng hay rượu bia, cà phê.

chế độ ăn uống khi ốm nghén
Mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng con và tăng sức đề kháng cho mẹ

Giải tỏa tâm lý

Sự thoải mái và thư giãn về tinh thần là điều rất quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai. Nếu có quá nhiều áp lực, tình trạng nghén sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, trong quá trình mang thai, các mẹ bầu cần tập trung tinh thần cho các hoạt động lành mạnh để giúp tinh thần thư giãn. Nếu công việc căng thẳng và áp lực thì hãy sớm chia sẻ với cấp trên, đồng nghiệp và chồng để có biện pháp giải quyết kịp thời. Trong trường hợp tình trạng ốm nghén diễn ra trầm trọng hơn thì bạn cần phải đến ngay bác sĩ để nhận được sự tư vấn.

Tập luyện hợp lý

Ngoài việc ăn uống điều độ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì tập thể dục cũng là cách trị ốm nghén hiệu quả. Thực tế, những bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu vừa giảm được tình trạng ốm nghén. Các chị em khi mang thai nên cố gắng vận động cơ thể để giảm mệt mỏi và có sức khỏe được tốt hơn nhé!

Thuốc hỗ trợ cải thiện ốm nghén

Nếu chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh không giải quyết được các triệu chứng ốm nghén thì mẹ bầu cần có sự can thiệp của bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét cho mẹ bầu hỗ trợ dùng thuốc giảm ốm nghén.

Vitamin B6 là phương pháp điều trị không cần kê đơn và được ưu tiên sử dụng để cải thiện tình trạng ốm nghén. Doxylamine là một thành phần hoạt chất thường được tìm thấy trong thuốc ngủ không kê đơn, có thể được thêm vào điều trị nếu vitamin B6 không làm giảm các triệu chứng nôn nghén. Cả vitamin B6 và Doxylamine uống riêng lẻ hoặc kết hợp đều an toàn cho phụ nữ có thai và không có tác dụng phụ đối với thai nhi.

làm gì khi ốm nghén
Có nhiều cách khoa học giúp bạn giảm tình trạng ốm nghén rất hiệu quả

Ốm nghén khi mang thai có gây nguy hiểm cho thai nhi? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ốm nghén và nôn khi mang thai thường không gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, chị em cần phải tìm cách khắc phục để mang đến cho mình một chu kỳ mang thai lành mạnh. Hơn nữa, khắc phục ốm nghén kịp thời cũng giúp cho bạn tránh tình trạng mất nước hay sụt cân quá mức. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cân nặng trẻ sau khi sinh.

Mất nước quá mức có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp, gan và nước ối. Do đó, khi bị nghén chị em cũng không nên chủ quan mà phải chú ý theo dõi sức khỏe của mình kỹ càng hơn. Đó là cách để chị em bảo vệ chính sức khỏe của mình và cả con trong bụng. Khi tình trạng nghén của bạn xảy ra liên tục khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều, hoặc khi áp dụng nhiều biện pháp trị ốm nghén nhưng không có hiệu quả thì bạn cần phải đến bác sĩ để được thăm khám.

khám bác sĩ khi ốm nghén
Khi cơn nghén diễn ra liên tục không giảm, bạn cần gặp bác sĩ để tham khám

Qua những thông tin chia sẻ về ốm nghén và những bí quyết để mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả, Happy Mommy mong rằng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu bạn đang tìm muốn tìm một đơn vị thăm khám thai uy tín và chất lượng thì hãy tham khảo Happy Mommy qua đường link: https://happymommyclinic.com/ để tìm hiểu thông tin nhé!

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận