Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa xuất hiện khá phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, đặc biệt là nữ giới đã từng quan hệ tình dục thì xác suất viêm của cổ tử cung lại càng cao. Rất nhiều chị em băn khoăn, không biết viêm cổ tử cung là bệnh gì? Bệnh có những triệu chứng nào? Điều trị ra sao mới hiệu quả? Bài viết dưới đây Happy Mommy đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn đọc có thể tìm ra đáp án chính xác.
Đôi nét về bệnh viêm cổ tử cung
Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, đây cũng là đoạn tiếp nối với âm đạo có độ dài khoảng 5 cm. Cổ tử cung cũng giống âm đạo, rất dễ bị viêm nhiễm bởi vì vi khuẩn, virus cũng như sự tác động từ lối sống thường nhật.
Viêm cổ tử cung là thuật ngữ ý chỉ vùng cổ tử cung đang bị viêm. Bác sĩ khi siêu âm sẽ nhận thấy sự sưng tấy, viêm đỏ và mưng mủ ở cổ tử cung. Bệnh lý phụ khoa này chia thành 02 dạng chính đó là:
- Viêm cổ tử cung cấp tính: Hình thành từ nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục.
- Viêm cổ tử cung mãn tính: Không hình thành từ nhiễm trùng.
Nếu viêm cổ tử cung không được phát hiện và điều trị sớm thì tình trạng viêm sẽ lan sang các bộ phận khác. Đặc biệt là tử cung, vòi trứng và vùng chậu khiến chức năng sinh sản của nữ giới bị ảnh hưởng, đồng thời còn tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Dấu hiệu dễ nhận biết bệnh viêm cổ tử cung
Hầu hết các bệnh lý phụ khoa liên quan đến viêm nhiễm vùng kín thường có những dấu hiệu tương tự nhau. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm cổ tử cung, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số dấu hiệu thường thấy của bệnh để nữ giới dễ chú ý:
- Khí hư có màu sắc và mùi hôi bất thường.
- Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
- Vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt, ngứa rát, khó chịu.
- Đau rát khi quan hệ, chảy máu khi giao hợp.
- Đau vùng bụng dưới, đau phần thắt lưng trong những ngày bình thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, không đều.
- Tiểu bí, tiểu rắt, tiểu buốt bởi vì tình trạng viêm đã lan sang bàng quang.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm cổ tử cung
Hầu hết các trường hợp viêm cổ tử cung xuất hiện ở nữ giới đều là vì nhiễm khuẩn lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên bệnh này cũng có thể xuất hiện từ các nguyên nhân như sau:
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo nếu không chữa trị kịp thời, không chữa dứt điểm sẽ tạo cơ hội cho ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn tấn công đến cổ tử cung, gây ra viêm nhiễm. Nữ giới nên rửa âm hộ, sử dụng giấy vệ sinh đúng cách sau khi giao hợp, đi vệ sinh. Đồng thời nữ giới cũng nên thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt, chọn và sử dụng chất liệu quần lót phù hợp.
Quan hệ tình dục quá sớm hoặc quá nhiều
Nữ giới quan hệ tình dục khi còn quá trẻ khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn thiện dễ dẫn tới viêm cổ tử cung. Việc giao hợp liên tục với tần suất quá nhiều cũng là nguyên nhân hình thành bệnh lý phụ khoa này.
Giao hợp không an toàn
Viêm cổ tử cung cũng xảy ra ở nữ giới bởi vì những nguyên nhân liên quan tới việc quan hệ tình dục không an toàn. Ví dụ như:
- Giao hợp quá thô bạo.
- Không sử dụng bao cao su.
- Giao hợp với bạn tình đang mắc bệnh xã hội.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường
Nhiều nữ giới có kỳ hành kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) sẽ gây ra tình trạng rong kinh, rong huyết… Điều này khiến cho cổ tử cung luôn ở trong trạng thái mở, tạo điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn, nấm, virus,… xâm nhập gây ra viêm cổ tử cung.
Dị ứng
Khi vùng kín của nữ giới bị dị ứng với dung dịch vệ sinh cá nhân, bao cao su, chất bôi trơn… (không rõ nguồn gốc) thì khả năng viêm cổ tử cung cũng rất cao. Để tránh nguy cơ mắc bệnh, nữ giới nên tìm hiểu kỹ về thành phần cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi sử dụng.
Nạo phá thai
Nữ giới có tiền sử nạo phá thai sẽ có nguy cơ bị viêm cổ tử cung cao hơn nữ giới bình thường. Nếu nữ giới nạo phá thai không an toàn, quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật chưa tốt thì cơ thể lại càng kém, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, virus… tấn công cổ tử cung.
Cách chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung
Để biết chính xác mình có bị viêm cổ tử cung không, nữ giới cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chỉ định một số phương pháp chẩn đoán như sau:
Khám lâm sàng (khám phụ khoa)
Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các yếu tố nguy cơ, tiền sử mắc bệnh lý viêm âm đạo và các bệnh khác. Sau đó sẽ thăm khám phụ khoa bằng mỏ vịt để đánh giá tình trạng sưng đỏ và chảy dịch của cổ tử cung, phân biệt dạng viêm nhiễm và tổn thương dạng sùi loét do ung thư cổ tử cung hoặc sùi mào gà.
Cấy dịch cổ tử cung
Y tá sẽ thu thập dịch cổ tử cung để làm các xét nghiệm sinh hóa nhằm đánh giá tính chất dịch hoặc xem dưới kính hiển vi nhằm kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng. Đôi khi bác sĩ sẽ chuyển sang khoa vi sinh để nuôi cấy tìm ra lý do gây bệnh vì các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng…
Tế bào học cổ tử cung (Xét nghiệm Pap)
Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung bằng que lấy mẫu chuyên dụng, sau đó sẽ phết lên lam kính để đánh giá cấu trúc tế bào bên trong và bên ngoài của cổ tử cung. Phương pháp này có thể chẩn đoán viêm cổ tử cung và sàng lọc sớm bệnh ung thư cổ tử cung rất chính xác.
Sinh thiết cổ tử cung
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện sinh thiết một mảnh niêm mạc của cổ tử cung dưới hướng dẫn soi cổ tử cung nếu kết quả xét nghiệm Pap cho kết quả nghi ngờ xuất hiện tế bào bất thường hoặc xác định ung thư cổ tử cung hoặc Bác sĩ quan sát thấy có sang thương bất thường trên bề mặt của cổ tử cung. Bác sĩ sẽ nhuộm soi hoặc làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch (sinh thiết cổ tử cung) để đánh giá hình thái hoặc nguồn gốc của tế bào, biết chính xác cổ tử cung có bị viêm không.
Phương pháp điều trị bệnh viêm cổ tử cung phổ biến
Điều trị bệnh lý phụ khoa này hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau. Chủ yếu bệnh nhân cần loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh, sử dụng thuốc đặc hiệu và chú trọng vệ sinh vùng kín để loại bỏ tình trạng viêm ở cổ tử cung. Bác sĩ sau khi chẩn đoán bệnh sẽ lên phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, cụ thể sẽ áp dụng cách:
Sử dụng thuốc
Dựa vào nguồn gốc căn nguyên của viêm cổ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh, kháng viêm phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ liều lượng thuốc bác sĩ đã chỉ định, không ngừng hay nghỉ uống giữa chừng khiến bệnh tái phát.
Phẫu thuật lạnh
Nếu bệnh nhân uống thuốc mãi mà bệnh không khỏi, vẫn diễn ra tình trạng viêm dai dẳng bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật lạnh. Thủ thuật này sẽ sử dụng một que tỏa lạnh chứa nito lỏng có nhiệt độ cực lạnh nhằm phá hủy các tế bào bất thường. Cuộc phẫu thuật này không gây đau nhưng bệnh nhân có khả năng cao sẽ bị chuột rút, chảy máu. Đồng thời còn bị biến chứng nhiễm trùng và để lại sẹo nếu thực hiện ở đơn vị kém uy tín.
Đốt điện
Phương pháp điều trị đốt điện sẽ đốt cháy những tế bào bị viêm nhiễm bên trong cổ tử cung. Khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân cần dùng thuốc gây tê tại chỗ nhằm giảm thiểu cảm giác khó chịu trước khi tiến hành.
Qua bài viết này, ắt hẳn bạn đọc cũng nắm được một số thông tin liên quan tới bệnh lý viêm cổ tử cung. Nhìn chung căn bệnh này xuất hiện khá phổ biến, tuy nhiên mọi người nên phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc biến chứng thành ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.
Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.
– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)