Hiện nay, có nhiều mẹ bầu mong muốn xét nghiệm tiền sản giật. Đây là những mẫu xét nghiệm nhằm kiểm tra sức khỏe của mẹ giúp xác định khả năng thai phụ có lên cơn sản giật hay không, nguy cơ cao hay thấp, và khi xảy ra thì có khả năng ảnh hưởng đến con như thế nào. 

Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tầm soát được trình trạng tiền sản giật. Trong bài viết này, hãy cùng Happy Mommy tìm hiểu về xét nghiệm tiền sản giật và những việc mẹ bầu nên làm nhé.

Khi nào cần làm xét nghiệm tiền sản giật?

Khi có một số dấu hiệu nghi ngờ tiền sản giật, hoặc bản thân thai phụ là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh thì nên đi làm xét nghiệm tiền sản giật. Phát hiện sớm dấu hiệu tiền sản giật có ý nghĩa rất lớn, giúp bác sĩ lên kế hoạch can thiệp kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Xét nghiệm nguy cơ tiền sản giật

Xét nghiệm nguy cơ tiền sản giật làm từ tuần 11-13 của thai kỳ, kết quả trả ra là Sản phụ có nguy cơ cao hay thấp có thể xảy ra tiền sản giật <31 tuần hay <37 tuần.

Nếu kết quả xét nghiệm cho ra nguy cơ cao bị tiền sản giật thì bác sĩ sẽ thực hiện điều trị dự phòng cho sản phụ trong suốt thai kỳ bằng thuốc chống đông máu.

Xét nghiệm tiền sản giật để xác định nguy cơ xảy ra sản giật
Xét nghiệm tiền sản giật để xác định nguy cơ xảy ra sản giật

Xét nghiệm đánh giá tiền sản giật theo dấu hiệu lâm sàng

Nếu ở 1 mốc thai bất kỳ, bác sĩ thấy có những dấu lâm sàng thì sẽ có chỉ định thực hiện 1 bộ xét nghiệm Bilan tiền sản giật để đánh giá ngay ở thời điểm đó để xác định chính xác rằng thai phụ có đang bước vào giai đoạn bị sản giật hay không.

Dấu hiệu lâm sàng của tiền sản giật có thể là:

  • Huyết áp đột ngột tăng cao, thường trên 140/90 mmHg.
  • Có protein trong nước tiểu, thường Albumin niệu lớn hơn 300 mg/24h.
  • Đi tiểu ít, thiểu niệu, hoặc có vấn đề về thận.
  • Đau đầu, đau bụng trên, nôn và buồn nôn.
  • Thay đổi thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Giảm lượng tiểu cầu trong máu < 100.000/mm3
  • Chức năng gan suy giảm.
  • Khó thở do có dịch trong phổi.
  • Phù toàn thân.

Ngoài ra, trong suốt thai kỳ thì thai phụ cần được theo dõi huyết áp định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, lên cơn co giật thì người nhà cần đưa thai phụ  nhập viện cấp cứu ngay lập tức.

Nếu cảm thấy bất ổn trong cơ thể, mẹ bầu nên đi kiểm tra
Nếu cảm thấy bất ổn trong cơ thể, mẹ bầu nên đi kiểm tra

Vì sao nên xét nghiệm tiền sản giật?

Xét trên lâm sàng, các chuyên gia cho biết tiền sản giật được đánh giá mức độ nghiêm trọng dựa trên việc xem xét các phạm vi chính mà nó có thể ảnh hưởng đến như: hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống huyết học, gan, thận và đơn vị thai nhi – rau thai. 

Như vậy, căn cứ vào sự hiện đại theo mức độ nhẹ, trung bình hay nặng của tiền sản giật cùng với mức độ ảnh hưởng đến các đơn vị khác, bác sĩ sẽ đánh giá được tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như có kế hoạch theo dõi, điều trị phù hợp. 

Giống như bệnh tăng huyết áp, tiền sản giật trước khi chuyển biến nghiêm trọng thì thường không có biểu hiện quá rõ rệt. Do đó, để theo dõi tốt sức khỏe của bản thân cũng như của em bé, mẹ bầu nên thường xuyên đo và kiểm tra huyết áp, phòng trường hợp cần thiết sẽ được can thiệp điều trị kịp thời sớm. 

Xét nghiệm tiền sản giật để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời
Xét nghiệm tiền sản giật để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời

Xét nghiệm tiền sản giật gồm những gì?

Với những phụ nữ mang thai có huyết áp đo được trên 140/90 mmHg, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số Xét nghiệm tiền sản giật dưới đây:

Xét nghiệm máu đo nồng độ PIGF

PlGF là chất do nhau thai tiết ra, là một protein tiền sinh mạch máu (proangiogenic protein) có liên quan trong việc điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau và chức năng nội mô của mẹ trong suốt thai kỳ.

Mẫu xét nghiệm đo nồng độ PIGF
Mẫu xét nghiệm đo nồng độ PIGF

Ngoài ra, xét nghiệm máu giúp bác sĩ có cơ sở để đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan như thận, gan. Đồng thời kết quả xét nghiệm cũng sẽ cho thấy rõ lượng tiểu cầu có trong máu, đây là yếu tố quan trọng đối với quá trình hồi phục vết thương hay giữ chức năng đông máu.

Xét nghiệm nước tiểu

Tỷ lệ protein/creatinin cũng như lượng protein đào thải qua đường tiểu đều là những trị số quan trọng trong việc đánh giá mức độ của bệnh tiền sản giật. Để đo những trị số này, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ của thai phụ. 

Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu cũng cho thấy dấu hiệu thận bị tổn thương do tiền sản giật nếu lượng đạm đo được vượt quá 300mcg. 

Siêu âm thai

Bên cạnh các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm để theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi, ước lượng cân nặng cũng như kiểm tra xem lượng nước ối trong tử cung có gì bất thường hay không, quan trọng nhất là đo trở kháng động mạch tử cung (ở tiền sản giật trở kháng động mạch tử cung sẽ tăng).

Kiểm tra sức khỏe thai nhi

Đây là hình thức kiểm tra nhịp tim của thai nhi trong quá trình vận động để chắc chắn về việc thai nhi có được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng hay không. Kết quả thu được kết hợp cùng dữ liệu siêu âm thai để tạo thành trắc đồ sinh lý học về hoạt động hô hấp, chuyển động của thai nhi cùng lượng nước ối của thai phụ.

Bác sĩ có thể xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thai nhi
Bác sĩ có thể xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thai nhi

Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kiểm tra khác đi kèm như: kiểm tra chức năng đông máu, dự trữ kiềm và điện giải đồ.

Khi nào cần làm xét nghiệm tiền sản giật?

Khi có một số dấu hiệu nghi ngờ tiền sản giật, hoặc bản thân thai phụ là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh thì nên đi làm xét nghiệm tiền sản giật. Phát hiện sớm dấu hiệu tiền sản giật có ý nghĩa rất lớn, giúp bác sĩ lên kế hoạch can thiệp kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Dấu hiệu sớm của tiền sản giật có thể là:

  • Huyết áp đột ngột tăng cao, thường trên 140/90 mmHg.
  • Có protein trong nước tiểu, thường Albumin niệu lớn hơn 300 mg/24h.
  • Đi tiểu ít, thiểu niệu, hoặc có vấn đề về thận.
  • Đau đầu, đau bụng trên, nôn và buồn nôn.
  • Thay đổi thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Giảm lượng tiểu cầu trong máu < 100.000/mm3
  • Chức năng gan suy giảm.
  • Khó thở do có dịch trong phổi.
  • Phù toàn thân.
Nếu cảm thấy bất ổn trong cơ thể, mẹ bầu nên đi kiểm tra
Nếu cảm thấy bất ổn trong cơ thể, mẹ bầu nên đi kiểm tra

Những đối tượng nên xét nghiệm tiền sản giật

Sản phụ bị tiền sản giật có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu dai dẳng, đau bụng dữ dội, rối loạn thị giác, khó thở, lo lắng, sợ hãi, đau lưng nặng, nôn ói, đột ngột tăng cân từ 1 – 2kg/ tuần,…

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao và nên được làm xét nghiệm tiền sản giật sớm bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai trong độ tuổi dưới 20 hoặc trên 40.
  • Thai phụ có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, béo phì.
  • Thai phụ đã từng bị tiền sản giật trong trước đó.
  • Gia đình có người có tiền sử bị tiền sản giật.
  • Thai phụ lần đầu mang thai, mang song thai hoặc đa thai.
  • Thai phụ mắc các bệnh lý như buồng trứng đa nang, lupus ban đỏ, rối loạn tự miễn hoặc tiểu đường thai kỳ.
Đối tượng cần làm xét nghiệm tiền sản giật
Đối tượng cần làm xét nghiệm tiền sản giật

Những lưu ý khi làm xét nghiệm tiền sản giật

  • Không bỏ qua bất cứ lịch khám thai nào để chắc chắn rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh và thai phụ đang có một thai kỳ an toàn. Qua các lần khám thai, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tiền sản giật để sàng lọc bệnh cho thai phụ. 
  • Tự theo dõi huyết áp và cân nặng thường xuyên để nếu phát hiện bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ.
  • Nếu bỗng nhiên xuất hiện các triệu chứng: tăng cân bất thường, khó thở nghiêm trọng, đau bụng dưới dữ dội, mờ mắt, đau đầu trầm trọng,… thì thai phụ cần khám bác sĩ ngay.

Quản lý thai kỳ với sự tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa là việc cần thiết để thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. 

Những lưu ý khi làm xét nghiệm tiền sản giật
Những lưu ý khi làm xét nghiệm tiền sản giật

Những câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm tiền sản giật bao nhiêu tiền?

Hiện chi phí xét nghiệm dao động khoảng 1.5 – 2 triệu đồng. Các bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn các đơn vị uy tín để làm xét nghiệm này nhé.

Xét nghiệm tiền sản giật có nguy hiểm không?

Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Khi nào nên làm xét nghiệm tiền sản giật?

Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật sẽ được tiến hành khi tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày.

Xét nghiệm tiền sản giật ở đâu?

Hiện nay có nhiều cơ sở thực hiện xét nghiệm tiền sản giật. Tuy nhiên, bạn cần đến những trung tâm uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và bác sĩ có chuyên môn. Đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên, các bạn có thể đến phòng khám của Happy Mommy hoặc Vinmec.

Lời kết

Với những thông tin ở trên, chúng tôi mong rằng bạn đã hiểu thêm về xét nghiệm tiền sản giật. Đây là mẫu xét nghiệm thông dụng để tầm soát hiện tượng tiền sản giật ở mẹ bầu. Mong rằng bạn sẽ có thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.

Bình luận