Khi mang thai, do cơ thể có nhiều thay đổi nên chảy máu nướu răng là vấn đề thường gặp. Bài viết dưới đây, Happy Mommy sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng mang thai bị chảy máu chân răng và cách điều trị hiệu quả, an toàn.

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi mang thai

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi mang thai chủ yếu là do những thay đổi trong cơ thể bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: Do khi mang thai, nội tiết tố estrogen và progesteron tăng nhanh làm tăng lưu lượng máu đến nướu khiến tình trạng viêm nướu nặng hơn bình thường.
  • Thay đổi canxi: Nhu cầu canxi của thai nhi rất cao, điều này có thể khiến mẹ rơi vào tình trạng thiếu canxi khiến răng giòn hơn và tăng nguy cơ sâu răng.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Trong những tháng đầu thai kỳ, tình trạng ốm nghén có thể gây nôn ói, thèm đồ chua ngọt… dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng..
  • U nhú thai nghén: Đây là tình trạng u đỏ mọc ở nướu răng làm cho mẹ bầu  bị chảy máu chân răng khi mang thai.
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể dẫn đến chảy máu chân răng
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể dẫn đến chảy máu chân răng

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng sâu răng và mòn răng cũng là nguyên nhân khiến bà bầu mang thai chảy máu chân răng. Vì vậy, trong quá trình mang thai chị em cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bản thân thật tốt.

Chảy máu chân răng khi mang thai có ảnh hưởng đến bé?

Hiện tại không có bằng chứng nào chứng minh ảnh hưởng của viêm nướu đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của người mẹ đang không được tốt. Một số chuyên gia cũng cho rằng chảy máu chân răng khi mang thai có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ:

  • Sinh non.
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân.
  • Tiền sản giật.

Những vấn đề này có thể là kết quả của tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh đối với cơ thể. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay vẫn chưa được công nhận rõ ràng. Nhưng để đảm bảo an toàn nhất có thể, khi mẹ bầu có dấu hiệu bị chảy máu chân răng cần đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Chảy máu chân răng có thể làm tăng nguy cơ sinh non
Chảy máu chân răng có thể làm tăng nguy cơ sinh non

Cách chữa chảy máu chân răng cho bà bầu

Để tìm hiểu cách chữa chảy máu chân răng khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Dùng nước súc miệng

Ngoài việc đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng sẽ giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nhờ vậy mà mẹ bầu hạn chế được các vấn đề về răng miệng, chảy máu nướu răng.

Làm sạch cao răng

Mặc dù việc đánh răng hàng ngày nhưng điều đó cũng không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn ở các vị trí giữa các kẽ răng. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày hoặc lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên răng hiệu quả.

Dùng thuốc kháng sinh

Trong trường hợp nướu bị chảy máu kéo dài mà nguyên nhân đã được xác định là do các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… chị em có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên trước đó, chị em cần thăm khám đầy đủ vì việc dùng thuốc trong thai kỳ cần thận trọng và hạn chế, có thể cân nhắc dùng kháng sinh dạng gel hoặc nước súc miệng…

Ngoài những biện pháp kể trên, chị em có thể dùng mật ong, trà xanh, dầu ô liu, lô hội, baking soda, tinh dầu tràm… để giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng khá hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp dùng để giảm chảy máu chân răng tạm thời. Chị em không nên dùng trong thời gian dài khi triệu chứng chảy máu không cải thiện.

Mẹ bầu có thể dùng thảo dược và ăn uống lành mạnh để chữa chảy máu chân răng
Mẹ bầu có thể dùng thảo dược và ăn uống lành mạnh để chữa chảy máu chân răng

Cách ngăn ngừa chảy máu chân răng khi mang thai

Chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách là biện pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai. Mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu nướu răng, bao gồm:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Không quên vệ sinh lưỡi.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng.
  • Súc miệng bằng nước muối hai lần một ngày để giảm viêm.
  • Có chế độ ăn uống đa dạng với rau củ, trái cây…
  • Hạn chế các thức ăn nhiều đường, béo, nước uống có gas…
  • Bỏ thuốc lá.
  • Trong trường hợp bạn bị tiểu đường, hãy tuân thủ điều trị và kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp để giữ đường huyết trong ngưỡng cho phép.
  • Nếu ốm nghén khiến bà bầu nôn quá nhiều thì nên súc miệng thật sạch sau mỗi lần nôn để tránh các mảnh thức ăn bám vào răng.
Mẹ bầu nên đi khám răng định kỳ để ngừa chảy máu chân răng khi mang thai
Mẹ bầu nên đi khám răng định kỳ để ngừa chảy máu chân răng khi mang thai

Lời kết

Với nội dung bài viết trên, Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai. Hy vọng với những thông tin của bài viết đã giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe khi mang thai và giải đáp được thắc mắc chảy máu chân răng khi mang thai có sao không. Ngoài ra, để sức khỏe của mẹ và bé được an toàn, bạn đừng quên thăm khám thai định kỳ tại Happy Mommy nhé! Để tìm hiểu chi tiết các dịch vụ tại Happy Mommy, bạn hãy truy cập ngay vào website: https://happymommyclinic.com/ hoặc liên hệ hotline: 0937873699 để được tư vấn.

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thanh Thảo

– Thực hành siêu âm Sản phụ khoa chuyên sâu (2D/ 4D/ 5D)
– Giảng viên Bộ môn Sản phụ khoa – Đại học Y Dược TPHCM
– Thực hành chuyên môn tại Bệnh viện Gia Định | Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1 TPHCM
– Phẫu thuật viên Nội soi chuyên sâu phụ khoa, Ung thư phụ khoa, Thám sát tử cung/ buồng trứng (hiếm muộn)
– Chứng chỉ thực hành Siêu âm vòi trứng chuyên sâu HYFOSY – BV Mỹ Đức & ĐHYD
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận