Đau bụng khi mang thai là triệu chứng thường gặp nhưng lại khiến nhiều người lo lắng. Họ không biết có thai bao lâu thì đau bụng dưới và tình trạng này có nguy hiểm hay không. Vậy nội dung bài viết dưới đây của Happy Mommy là dành cho bạn, hãy theo dõi để luôn đảm bảo sức khỏe bản thân và thai nhi được an toàn nhất.
Tại sao phụ nữ đau bụng dưới khi mang thai?
Một số phụ nữ thường bị đau bụng dưới trong quá trình mang thai và cảm thấy cơ thể rất khó chịu. Trước khi tìm hiểu có thai bao lâu thì đau bụng dưới, bạn cần biết các nguyên nhân gây ra tình trạng này như sau:
Thay đổi hormone
Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone hơn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi nên có thể gây ra những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng dưới, đau lưng,… Điều này cũng không phải bất thường, bạn hoàn toàn có thể an tâm.
Tăng kích thước tử cung
Thai nhi phát triển khiến tử cung mở rộng để đủ không gian, hạn chế bị ngạt. Nguyên nhân này có thể gây đau nhẹ và khó chịu tại vùng bụng dưới. Bạn không cần lo lắng vì em bé của mình vẫn phát triển hoàn toàn bình thường.
Đau bụng định kỳ
Nhiều người tìm hiểu có thai bao lâu thì đau bụng dưới cũng ghi nhận đây là nguyên nhân rất phổ biến. Tình trạng này xảy ra ở khoảng tháng thứ nhất tới tháng thứ ba của thai kỳ.
Giải đáp thắc mắc có thai bao lâu thì đau bụng dưới?
Trong thai kỳ, có thể tình trạng đau bụng dưới diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở 4 – 10 tuần đầu của thai kỳ, khi bào thai đang phát triển và lồng vào thành tử cung.
Như vậy bạn đã biết có thai bao lâu thì đau bụng dưới và có thể từ các nguyên nhân đã nêu trên. Bạn không nên tự ý chẩn đoán mà cần đi khám định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của thai nhi và thai phụ.
Tình trạng đau bụng dưới có nguy hiểm cho thai nhi?
Tình trạng đau bụng dưới trong thai kỳ không quá đáng lo ngại và có thể xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu đau quá mức, kéo dài và kèm những triệu chứng khác như đau lưng, ra máu, sốt, buồn nôn, khó thở,… cần phải đến kiểm tra ngay để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau.
Bạn tìm hiểu có thai bao lâu thì đau bụng dưới và nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp sức khỏe luôn được đảm bảo. Việc chậm trễ có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.
Các triệu chứng đi kèm khi thai phụ đau bụng dưới
Khi mang thai, có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới. Sau đây là một số biểu hiện khác bạn cần lưu ý:
- Co tử cung: Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn co tử cung nhẹ, cảm giác tương tự như kinh nguyệt.
- Chảy máu âm đạo: Một số thai phụ có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ và đi kèm đau bụng dưới.
- Căng thẳng cơ tử cung: Bạn tìm hiểu có thai bao lâu thì đau bụng dưới cũng nên lưu tâm đến triệu chứng đi kèm này. Cơ tử cung có nhiệm vụ giữ thai nhi trong tử cung và trong một số trường hợp sẽ khiến đau bụng kéo dài.
- Vai trò của vùng chậu: Tình trạng đau bụng dưới có thể do sự thay đổi và căng thẳng từ những cơ và mô trong vùng chậu. Hiện tượng này rất bình thường và không đáng lo ngại.
Biện pháp giảm đau bụng dưới cho thai phụ
Như vậy, bạn đã biết có thai bao lâu thì đau bụng dưới và các nguyên nhân, triệu chứng có thể đi kèm. Lúc này, việc tìm hiểu cách giảm đau rất quan trọng, nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm đau sau đây:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc và vận động mạnh.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học và phù hợp với thai kỳ.
- Uống đủ lượng nước giúp giảm tổn thương và kích thích lưu thông máu tốt hơn.
- Sử dụng túi chườm ấm hoặc những phương pháp giãn cơ để giảm đau.
- Tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để giải đáp thắc mắc có thai bao lâu thì đau bụng dưới và tham khảo các biện pháp giảm đau bụng dưới khác.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau bụng dưới đi kèm với các biểu hiện mạnh mẽ, kéo dài hoặc chảy máu nhiều hay bất kỳ hiệu hiện khác thường nào, không nên chủ quan. Bạn cần tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và được tư vấn hướng giải quyết cụ thể.
Bài viết của Happy Mommy trên đây đã tổng hợp những thông tin chi tiết giải đáp vấn đề có thai bao lâu thì đau bụng dưới. Ngoài ra, các biện pháp cũng được đề xuất giúp bạn có thể giảm đau hiệu quả hơn. Hãy lưu ý thêm những lời khuyên từ bác sĩ để luôn đảm bảo mẹ và thai nhi được phát triển tốt nhất nhé.
Xem thêm:
- Đau bụng dưới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát
- Đau bụng dưới bên phải: Nguyên nhân, cách giảm đau hiệu quả
- Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái và cách phòng ngừa
Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.
Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.
– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)