Tình trạng đau bụng dưới bên trái gây khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Đồng thời, đây có thể là cảnh báo những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan bỏ qua vì có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Hãy cùng Happy Mommy giải đáp ngay vấn đề này sau đây và đi tìm giải pháp phù hợp để phòng ngừa.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái thường gặp

Nhiều người thường không quá để tâm đến tình trạng đau bụng dưới. Khi đến một thời điểm phát hiện ra chứng bệnh nào đó mới thực sự “tá hoả”. Vậy nên đừng bỏ qua các giải đáp nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này dưới đây.

Rối loạn tiêu hoá

Nếu bạn thấy mình bị đau bụng dưới phía bên trái thường xuyên có thể nguy cơ cao bị viêm túi thừa cấp hoặc viêm ruột thừa. Các túi thừa bị viêm dẫn tới những cơn đau dữ dội, kèm chứng buồn nôn, táo bón, cơn sốt,… Ngoài ra còn có thể kể đến một số bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác như táo bón nặng, viêm đường ruột, thoát vị bẹn, viêm ruột già.

Rối loạn tiêu hoá là nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới
Rối loạn tiêu hoá là nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới

Bệnh lý hệ sinh dục 

Dù chứng đau bụng dưới bên trái xuất hiện ở nữ hay nam đều rất đáng lo ngại, có thể là dấu hiệu quả bệnh lý liên quan đến hệ sinh dục. Đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản, tình trạng này ở nữ có thể là do các bệnh như:

Bên cạnh đó, nam giới bị đau bụng dưới bên trái cũng có thể là do vấn đề sinh dục nhưng ít hơn. Có thể kể đến các bệnh lý như:

  • Xoắn tinh hoàn
  • Nhiễm trùng hoặc viêm túi tinh
  • Nhiễm trùng hay bị viêm tuyến tiền liệt

Bệnh lý hệ bài tiết 

Sỏi tiết niệu nằm ở thận, niệu quản bên trái nên không khó hiểu khi gây ra cơn đau quặn bụng trái bên dưới. Những cơn đau này còn có thể lan ra tới lưng và bẹn rất khó chịu. Ngoài ra còn có thể đi kèm các triệu chứng khác như nôn mửa, buồn nôn, tiểu buốt và ra máu,…

Bên cạnh đó, cơn đau bụng dưới bên trái do nhiễm trùng đường tiết niệu cũng không phải trường hợp hiếm có, đặc biệt khi có liên quan tới thận trái. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là đi tiểu tiện nhiều lần, thường xuyên và cảm thấy rất đau buốt.

Bệnh về hệ bài tiết khiến xuất hiện cơn đau bụng dưới phía bên trái quằn quại
Bệnh về hệ bài tiết khiến xuất hiện cơn đau bụng dưới phía bên trái quằn quại

Các bệnh lý khác 

Các vết bầm hoặc máu tụ ở cơ thành bụng cũng được ghi nhận là nguyên nhân có thể gây ra các cơn đau ở bụng dưới bên trái. Có thể kể đến một số các vấn đề liên quan tới hệ tuần hoàn như:

  • Phình động mạch chủ bụng
  • Cục máu đông
  • Viêm mạch máu ở khu vực bụng dưới bên trái

Đau bụng dưới bên trái có thực sự nguy hiểm?

Đau ở vùng bụng dưới bên trái có nhiều nguyên nhân khác nhau đã được tìm ra. Mức độ nguy hiểm sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể bạn đang gặp phải. Điều quan trọng là cần phải thường xuyên theo dõi cơ thể để nhận biết sớm và tìm kiếm giải pháp cải thiện sức khỏe. 

Tuỳ trường hợp sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm của đau bụng dưới phía trái
Tuỳ trường hợp sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm của đau bụng dưới phía trái

Cách giảm đau và phòng ngừa cơn đau ở bụng dưới bên trái 

Tình trạng đau bụng dưới bên trái có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau. Nếu không thay đổi lối sống và điều trị kịp thời, chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ càng ảnh hưởng trầm trọng hơn. Do đó, việc cải thiện cơn đau và phòng ngừa chứng đau bụng dưới phía bên trái rất quan trọng. Có thể tham khảo một số các biện pháp được chuyên gia đề xuất sau đây.

Cân đối dinh dưỡng

Bạn cần duy trì chế độ ăn uống cân đối, khoa học với nhiều chất xơ và Vitamin, Protein. Các loại thực phẩm này rất đa dạng, bạn có thể thay đổi liên tục để không bị nhàm chán. Đồng thời, cần hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chiên rán vì có thể gây đầy bụng. 

Chăm sóc hệ tiêu hoá 

Rối loạn tiêu hoá là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau bụng dưới bên trái khiến cuộc sống và sinh hoạt của bạn bị ảnh hưởng. Chứng tỏ việc chăm sóc hệ tiêu hoá rất quan trọng. Bạn cần ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, uống đủ nước và duy trì vệ sinh đều đặn, tránh bị táo bón hoặc tiêu chảy quá mức. 

Chăm sóc hiệu tiêu hoá tốt giúp phòng ngừa đau bụng dưới
Chăm sóc hiệu tiêu hoá tốt giúp phòng ngừa đau bụng dưới

Sống lạc quan và tích cực 

Căng thẳng và áp lực tinh thần quá mức khi không sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tập các bài thể dục nhẹ, ngồi thiền hoặc tập yoga,…

Hạn chế bia rượu, thuốc lá 

Rượu và thuốc lá chứa nhiều chất gây độc hại tới cơ thể, là cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới phía bên trái. Bạn cần hạn chế sử dụng chúng để tránh những căn bệnh liên quan tới hệ bài tiết. 

Bài viết của Happy Mommy trên đây đã tổng hợp các thông tin giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới bên trái. Cùng với đó là một số đề xuất về giải pháp phòng ngừa đau bụng.

Xem thêm:

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận