Táo bón khi mang thai tuy rất phổ biến nhưng sẽ không đáng lo nếu mẹ bầu trang bị cho mình cách điều trị táo bón hiệu quả. Táo bón có thể xảy ra ở các giai đoạn thai kỳ khác nhau, cũng có một số sản phụ không bị táo bón khi mang thai. Happy Mommy sẽ giải thích chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Táo bón ở bà bầu là gì?

Táo bón khi mang thai là một trong những hiện tượng mẹ bầu thường mắc phải trong thai kỳ liên quan đến sự lưu chuyển của chất thải trong đường ruột. Khi xảy ra sự gián đoạn này, chất thải bị dồn lại lâu sẽ gây ra táo bón, việc đi vệ sinh khi táo bón sẽ dẫn đến đau hậu môn và một số ảnh hưởng khác nữa. Dấu hiệu táo bón khi mang thai sẽ dễ dàng nhận thấy trong mỗi giai đoạn thai kỳ. Cụ thể nguyên nhân và cách trị táo bón khi mang thai như thế nào thì bạn cùng Happy Mommy tìm hiểu kỹ hơn ở phần tiếp theo.

Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Để có được cách trị táo bón khi mang thai, chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra táo bón để từ đó có giải pháp điều trị đúng đắn, một số nguyên nhân thường gặp như:

Sự thay đổi hormone

Theo thống kê có đến 38% sản phụ bị táo bón khi mang thai do sự gia tăng của hormone progesterone. Sự gia tăng này gây ra giãn cơ, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, làm chậm chức năng đường ruột dẫn đến táo bón.

Ốm nghén

Ốm nghén khiến mẹ bầu buồn nôn dẫn đến lượng nước trong cơ thể bị thiếu hụt. Việc mất nước không chỉ làm cơ thể mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây ra chứng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu.

Sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn sẽ chèn ép một số dây thần kinh và tĩnh mạch. Mặt khác, sự to ra này cũng chèn ép ổ bụng, giảm không gian tiêu hóa dẫn đến thức ăn di chuyển chậm gây ra táo bón. Trường hợp táo bón khi mang thai 3 tháng giữa và cuối thường bị tác động bởi yếu tố này.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Trong thai kỳ mẹ luôn cần bổ sung vi chất cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thiếu khoa học, bổ sung không đúng vi chất và liều lượng cũng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.

Uống ít nước

Ít uống nước sẽ không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và gây ra rất nhiều hệ lụy. Với mẹ bầu, khi cơ thể thiếu nước, thực phẩm đi qua ruột sẽ khó khăn hơn gây ra tình trạng đau bụng táo bón khi mang thai.

Uống ít nước khiến bầu dễ bị táo bón khi mang thai
Uống ít nước khiến bầu dễ bị táo bón khi mang thai

Ngại vận động

Vào giai đoạn cuối thai kỳ cơ thể sẽ trở nên nặng nề, vì vậy mẹ bầu thường lười vận động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khi mang thai tháng cuối.

Các nguyên nhân khác

Sản phụ có các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến táo bón thai kỳ. Bên cạnh đó, thói quen nhịn đi vệ sinh khiến phân tích trữ lại trong ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước làm cho phân cứng lại dẫn đến táo bón. Thêm một nguyên nhân nữa là mẹ bầu bổ sung thực phẩm có chứa chất khiến hệ tiêu hóa khó tiêu cũng dẫn đến táo bón đi ngoài ra máu khi mang thai.

Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Không những khiến mẹ bầu mệt mỏi, táo bón khi mang thai còn dẫn đến một số hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ. Một số ảnh hưởng đáng quan tâm như thiếu hụt dinh dưỡng, nguy cơ bị sảy thai, tích tụ các chất độc như amoniac, indol, phenol,… trong ruột lâu ngày dẫn đến nhiễm độc máu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, rặn táo bón khi mang thai còn có nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng, trĩ,… khiến mẹ stress, hay cáu gắt.

Táo bón khi mang thai khiến mẹ cảm thấy stress và hay cáu gắt
Táo bón khi mang thai khiến mẹ cảm thấy stress và hay cáu gắt

Cách điều trị táo bón cho bà bầu

Táo bón khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nên các mẹ rất quan tâm đến vấn đề làm sao hết táo bón khi mang thaiHappy Mommy đã tổng hợp 7 cách điều trị táo bón hiệu quả cho mẹ bầu dưới đây:

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón

Ăn gì để không bị táo bón khi mang thai? Việc bổ sung chất xơ cho cơ thể sẽ giúp mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tích cực hơn. Chất xơ giúp hút nước, làm mền phân và giúp cho quy trình đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Mẹ nên bổ sung chất xơ từ chuối, khoai lang, đu đủ mận, rau xanh, táo,… vừa đủ để tối ưu nhất cho hệ tiêu hóa.

Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để điều trị táo bón
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để điều trị táo bón

Uống nhiều nước để chữa táo bón cho bà bầu

Uống nhiều nước không những giúp đẹp da mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa và nhuận tràng. Lời khuyên cho các mẹ bầu là hãy bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, hạn chế uống nhiều cà phê trong giai đoạn đầu của thai kỳ dẫn đến bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu.

Ăn nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn

Hệ tiêu hóa của con người luôn tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn, việc bổ sung lợi khuẩn góp phần làm cho hệ vi sinh đường ruột trong trạng thái cân bằng hơn và hạn chế bị táo bón. Một số loại thực phẩm giàu lợi khuẩn được khuyên dùng như sữa chua và yến mạch giúp phân giải thức ăn tốt hơn. Đây cũng là một trong những cách chữa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu được nhiều mẹ áp dụng.

Thay đổi thuốc sắt đang dùng

Chỉ nên bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến cơ thể không hấp thụ được hoàn toàn và gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.

Tránh ăn các thực phẩm dễ gây táo bón

Một số món ăn mẹ bầu nên tránh ăn để không bị táo bón như: chocolate, thực phẩm làm từ sữa và phô mai, thịt đỏ vì chứa nhiều chất sắt, chuối chưa chín,… Tuần đầu của thai kỳ có thể mẹ chưa quen thay đổi lối ăn uống nên cần đặc biệt lưu ý để không bị táo bón khi mang thai tuần đầu nhé.

Thay đổi thói quen đi đại tiện

Như đã đề cập phía trên, thói quen đi đại tiện ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa và chứng táo bón. Bạn không nên trì hoãn việc đi đại tiện vì chỉ gây tắc nghẽn và khó khăn thêm cho hệ đường ruột.

Bỏ ngay thói quen nhịn đi đại tiện vì sẽ dẫn đến táo bón
Bỏ ngay thói quen nhịn đi đại tiện vì sẽ dẫn đến táo bón

Dùng thuốc trị táo bón cho bà bầu một cách thận trọng

Nên hỏi ý kiến bác sĩ để được cung cấp thuốc trị táo bón cho mẹ bầu. Thay vì dùng thuốc, mẹ hoàn toàn có thể thực hiện điều trị táo bón bằng cách bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, giàu lợi khuẩn như đã chia sẻ ở trên. Mẹ bầu không nên tùy ý sử dụng thuốc trị táo bón bởi sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu không có sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa.

Lời kết

Với những chia sẻ trên thì chúng ta đã cùng tìm hiểu làm sao để hết táo bón khi mang thai. Happy Mommy hy vọng bạn đã hiểu hơn về tình trạng táo bón khi mang thai cũng như cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Việc thăm khám thường xuyên và nghe tư vấn của bác sĩ sẽ đảm bảo quá trình mang thai được thuận lợi hơn. Nếu bạn cần được tư vấn hoặc thăm khám sản phụ khoa đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0937873699 hoặc ghé trực tiếp tại 2 cơ sở quận 1, quận 7 Tp.HCM để được tư vấn nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thanh Thảo

– Thực hành siêu âm Sản phụ khoa chuyên sâu (2D/ 4D/ 5D)
– Giảng viên Bộ môn Sản phụ khoa – Đại học Y Dược TPHCM
– Thực hành chuyên môn tại Bệnh viện Gia Định | Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1 TPHCM
– Phẫu thuật viên Nội soi chuyên sâu phụ khoa, Ung thư phụ khoa, Thám sát tử cung/ buồng trứng (hiếm muộn)
– Chứng chỉ thực hành Siêu âm vòi trứng chuyên sâu HYFOSY – BV Mỹ Đức & ĐHYD
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận