Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Bạn đã biết những vấn đề liên quan đến quá trình trễ kinh của mình không. Thực tế, việc trễ kinh không còn hiếm gặp ở phụ nữ do nhiều yếu tố tác động. Đôi lúc đó là những thay đổi trong cơ thể, tuy nhiên bạn cần thăm khám để biết các vấn đề sức khỏe có thể gặp, thậm chí là dấu hiệu mang thai. Hãy cùng các chuyên gia của Happy Mommy tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là một vấn đề mà nhiều phụ nữ phải đối mặt. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng ta cần xem xét chu kỳ kinh nguyệt bình thường và khi nào sự chậm trễ cần được xem xét kỹ lưỡng.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo, thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày, đây là trạng thái lý tưởng cho 1 chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, mỗi người đều có chu kỳ khác nhau, một số biến đổi nhỏ là điều bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Trễ kinh trong khoảng một tuần thường xuất hiện từ ngày 35-42 ngày sau chu kỳ trước. Chúng thường không đáng lo ngại nếu điều này không xảy ra thường xuyên.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng mình thường xuyên trễ kinh, hoặc nếu chu kỳ của bạn trễ hơn một tuần trong nhiều tháng liên tiếp, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và bạn cần phải đến bác sĩ thăm khám.

Sự thay đổi đột ngột trong chu kỳ kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm stress, thay đổi cân nặng, rối loạn hormone, hoặc thậm chí là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như hội chứng buồng trứng đa nang.

Nếu bạn gặp phải hiện tượng trễ kinh kéo dài, không nên tự chẩn đoán. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ phụ khoa có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn thông qua ứng dụng hoặc nhật ký cũng có thể giúp cung cấp thông tin kịp thời cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.

Những lý do gây trễ kinh thường gặp

1. Bệnh lý

Các vấn đề sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn tuyến giáp, hoặc thậm chí là u xơ tử cung và viêm nhiễm cũng có thể gây ra trễ kinh. Những tình trạng này thường liên quan đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Một số bệnh ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ
Một số bệnh ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ

2. Căng thẳng và thiếu ngủ

Stress và thiếu ngủ có thể gây ra sự thay đổi trong cân bằng hormone, từ đó dẫn đến sự chậm trễ trong chu kỳ kinh nguyệt. Cơ thể coi stress là một tín hiệu nguy hiểm và có thể tạm dừng các chức năng không cần thiết, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt.

3. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai và các loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai có thể làm thay đổi thời gian và tính chất của chu kỳ kinh nguyệt.

4. Tuổi tác

Phụ nữ khi tiến gần đến thời kỳ mãn kinh thường trải qua sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Chu kỳ có thể trở nên không đều và trễ kinh diễn ra phổ biến hơn.

5. Mang thai

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc trễ kinh là mang thai. Nếu trễ kinh khoảng 1-2 tuần bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra mang thai. Các que thử thai có thể phát hiện hCG, một hormone được sản xuất trong quá trình mang thai, ngay cả trước khi kỳ kinh tiếp theo bắt đầu.

Trễ kinh cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai
Trễ kinh cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai

Trễ kinh bao lâu thì có thai?

Không dễ để chúng ta xác định chính xác trễ kinh bao lâu thì có thai, vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chậm kinh từ 5 ngày đến 7 ngày là bạn đã có khả năng mang thai.

Sự rụng trứng là tình trạng diễn ra một lần trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trứng được thụ tinh cùng với tinh trùng, nó sẽ phát triển thành hợp tử và bắt đầu di chuyển xuống ống dẫn trứng vào tử cung. Hiện tượng này làm tăng hormone hCG (human Chorionic Gonadotropin hormone).

trễ kinh bao lâu thì mang thai
Thời gian trễ kinh để xác định có thai của mỗi người sẽ khác nhau

Trễ kinh bao lâu thì nên dùng thử que thử thai?

Vấn đề xác định được trễ kinh bao lâu thì có thai sẽ giúp bạn xác định được thời gian mình nên dùng que thử thai. Khi thụ tinh, nồng độ hormone hCG tăng cao nên đây là một trong những dấu hiệu giúp bạn xác định mình có thai hay không. Không chỉ tồn tại trong máu, hCG còn có trong nước tiểu nên bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra.

Tuy nhiên, việc thử que quá sớm cũng khó đem lại độ chính xác cao vì nồng độ hormone hCG lúc này còn thấp. Do đó, bạn hãy thử que sau 5 ngày trễ kinh và nếu que âm tính nhưng vài ngày sau bạn vẫn chưa có kinh thì hãy thử que thêm lần nữa.

khi nào nên thử thai
Sau 1 tuần trễ kinh là bạn đã có thể thử que để kiểm tra việc mang thai

Trễ kinh bao lâu thì nên đi siêu âm?

Sau khi thụ thai, phôi thai cần khoảng 10 – 13 ngày để di chuyển vào tử cung. Vậy trễ kinh bao lâu thì có thai và đi siêu âm được? Câu trả lời là bạn nên đợi chậm kinh từ 5 – 7 ngày mới đi siêu âm.

Lúc này, khi đi siêu âm, bác sĩ thường chỉ định siêu âm đầu dò để kiểm tra tình trạng mang thai chính xác nhất. Trong trường hợp bạn bị trễ kinh 10-15 ngày mà siêu âm vẫn không thấy có thai thì cần theo dõi cho lần khám tiếp theo vì lúc này khả năng mang thai ngoài tử cung là điều cũng có thể xảy ra.

khi nào nên đi siêu âm
Siêu âm sẽ giúp mẹ bầu xác nhận chính xác tình trạng của thai nhi

Tại sao trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai?

Việc trễ kinh không hiếm gặp với phụ nữ. Chắc chắn bạn đã gặp phải nhiều lần. Tuy nhiên, nếu như trễ kinh mà không có dấu hiệu mang thai thì sao nhỉ?

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Kiểm tra thai quá sớm

Theo các nghiên cứu từ bác sĩ chuyên khoa sản, trễ kinh từ 7 – 10 ngày thì tinh trùng mới tìm thấy trứng và bắt đầu quá trình thụ thai. Thời điểm này cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra nồng độ hCG cao hơn bình thường. Nhờ vào đó mà chúng ta sẽ phát hiện được thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

Nếu như bạn siêu âm hoặc dùng que thử quá sớm thì cũng chưa thể nhận biết được việc mang thai. Chính vì vậy, hãy chờ từ 1 – 2 tuần sau thời điểm trễ kinh để xét nghiệm nhé.

Không có thai – do chu kỳ kinh nguyệt không đều

Việc trễ kinh cũng có thể do chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đậu thai. Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trễ kinh hoặc mất kinh ở phụ nữ như: sử dụng thuốc không đúng cách, do căng thẳng, ít vận động hoặc béo phì. Ngoài ra cũng có thể là do tuổi tác và yếu tố môi trường tác động.

Không có thai do chu kỳ kinh nguyệt không đều
Không có thai do chu kỳ kinh nguyệt không đều

Nếu như bạn trễ kinh trên 10 ngày, hãy đến thăm khám tại các trung tâm y tế hoặc phòng khám phụ khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để nhận biết cơ thể bạn có thụ thai hay chưa.

Có thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung cũng gây ra kết quả thử thai âm tính. Với kiểu mang thai này, phôi thường làm tổ trong ống dẫn trứng thay vì tử cung, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những nơi khác.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khả năng mang thai ngoài tử cung tăng lên khi có sẹo hoặc tổn thương ống dẫn trứng, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc những lần phẫu thuật trước đó. Mang thai ngoài tử cung là trường hợp cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng.

Trễ kinh nhưng không phải do mang thai thì nên làm gì?

Thông thường bạn thường quan tâm đến việc trễ kinh bao lâu thì có thai để có thể thử thai kiểm tra kịp thời. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chị em bị trễ kinh là do rối loạn tiết tố vì căng thẳng, mãn kinh, tăng cân đột ngột… Do đó, nếu khi thấy mình bị trễ kinh nhưng vẫn không phát hiện mang thai thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Trong trường hợp hiện tượng trễ kinh dài ngày diễn ra liên tục, thậm chí 2 tháng bạn mới có kinh một lần thì lúc này bạn cần đến phòng khám chuyên khoa để gặp bác sĩ.

trễ kinh nhưng không mang thai
Thông thường, phụ nữ không mang thai cũng có thể trễ kinh

Lời kết

Trễ kinh là một hiện tượng phổ biến và thường không gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, cũng như trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, bao lâu thì có thai cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế. Nếu thấy trễ kinh liên tục, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận những lời khuyên từ bác sĩ nhé.

Bình luận