Vỡ ối là dấu hiệu quan trọng trong quá trình mang thai, ảnh hưởng đến quá trình vượt cạn của phụ nữ. Hãy cùng Happy Mommy tìm hiểu vỡ ối là gì, giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về dấu hiệu và tác động của việc vỡ nước ối.

Vỡ ối là gì?

Trước khi tìm hiểu vỡ ối là gì ta cần hiểu túi ối là gì? Túi ối là túi chứa đầy chất lỏng (nước ối) giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi bên trong. Trong túi ối này thai nhi dễ dàng cử động và di chuyển thoải mái mà không phải lo lắng về những va đập bên ngoài. Bên cạnh đó túi ối còn là màng ngăn sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn vào bào thai.

Vỡ nước ối là tình trạng màng ối bị rách khiến nước ối bị rò rỉ ra bên ngoài thông qua cổ tử cung và âm đạo. Vỡ túi ối là dấu hiệu cho thấy sản phụ đã chuyển dạ và sẵn sàng sinh em bé,  thông thường tình trạng này xảy ra khi thai nhi đã đủ 37 tuần tuổi, nếu xảy đến sớm hơn còn được gọi là vỡ ối non.

Vỡ ối là tình trạng túi ối bảo vệ thai nhi bị vỡ hoặc rách do nhiều nguyên nhân
Vỡ ối là tình trạng túi ối bảo vệ thai nhi bị vỡ hoặc rách do nhiều nguyên nhân

Dấu hiệu vỡ ối là gì?

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, đặc biệt là gần ngày dự sinh, thai phụ có thể bị vỡ ối bất cứ lúc nào. Hiện tượng vỡ ối đa số diễn ra trước khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ nhưng cũng có nhiều trường hợp bị rò rỉ ối trong thời gian dài trước sinh rất lâu gây nên hiện tượng cạn ối.

Bạn sẽ cảm nhận được cảm giác khi túi ối bị vỡ
Bạn sẽ cảm nhận được cảm giác khi túi ối bị vỡ

Dấu hiệu vỡ ối là những cơn co tử cung xuất hiện với tần suất thường xuyên, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu này khá giống với các cơn gò khi chuyển dạ. Khi túi ối vỡ, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác “bụp” của túi ối và nước tràn ra âm đạo khá nhiều, cảm giác này ở mỗi người sẽ khác nhau.

Vì lượng nước ối của mỗi người khác nhau nên một số thai phụ băn khoăn không biết đó là nước ối hay nước tiểu. Với một số trường hợp rò rỉ nước ối cũng rất dễ nhầm lẫn với chất dịch âm đạo hoặc hiện tượng chảy nước tiểu cuối thai kỳ. Nên để có thể biết chính xác đó có phải hiện tượng vỡ ối hay không bạn hãy khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu vỡ ối nhé.

Vỡ ối bao lâu thì sinh?

Vỡ ối bao lâu thì sinh là câu hỏi rất nhiều thai phụ thắc mắc vì vấn đề này khá quan trọng. Nước ối bị vỡ hoặc rò rỉ dù ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập và ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên khi hiện tượng vỡ ối xảy ra với các sản phụ đã đủ 37 tuần thai trở lên thì việc sinh nở sẽ diễn ra trong vòng 24 tiếng tiếp theo.

Vỡ ối thường xảy ra sau 37 tuần mang thai và mẹ bầu sẽ sinh trong khoảng 24h
Vỡ ối thường xảy ra sau 37 tuần mang thai và mẹ bầu sẽ sinh trong khoảng 24h

Vỡ ối bao lâu thì sinh bên cạnh tùy thuộc vào tuần tuổi của thai kỳ thì còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi thai phụ ở thời điểm đó nữa. Trong một vài trường hợp nếu vỡ nước ối mà thai phụ không thể sinh thường thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Một khi đã vỡ nước ối càng để lâu càng dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi nên cần được kiểm tra và tiến hành sinh nở càng sớm càng tốt.

Vỡ ối có cần nhập viện ngay?

Vỡ ối bao lâu thì đau bụng? Trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi vỡ ối nếu xuất hiện những cơn có thắt tử cung thì đây chính là dấu hiệu cho thấy thời khắc “vượt cạn” đã đến. Việc vỡ nước ối trước ngày dự sinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần.

Tuy nhiên vì bằng mắt thường sẽ không nhận biết một cách chính xác được là hiện tượng thai phụ đang gặp phải có phải vỡ ối hay không. Các trường hợp vỡ ối, rỉ nước ối, ối vỡ non, vỡ ối sớm,… đều kèm theo các mức độ nguy hiểm khác nhau tác động trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, ngay khi phát hiện có dấu hiệu vỡ ối dù bị vỡ ối mà chưa đau bụng hay vỡ ối nhưng chưa đau đẻ bạn cũng nên đến bệnh viện thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ theo dõi và tiến hành những xét nghiệm cần thiết để đưa ra quyết định sau cùng.

Vỡ ối sau bao lâu thì nguy hiểm?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng vỡ ối không hoàn toàn là dấu hiệu của chuyển dạ mà tùy theo giai đoạn mang thai và tình trạng của mỗi sản phụ mà bác sĩ sẽ có những cách xử lý phù hợp. Một số trường hợp vỡ túi ối có tác động ảnh hưởng đến thai nhi mẹ cần biết như:

  • Vỡ túi ối khiến màn bảo vệ thai nhi không còn nên vi khuẩn từ âm đạo dễ dàng xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng thai. Hơn nữa, vỡ ối giai đoạn sớm còn có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cực kỳ nguy hiểm.
  • Giai đoạn cuối thai kỳ khá nhạy cảm nên những chấn thương do khám phụ khoa hoặc quan hệ tình dục không đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng vỡ nước ối.
  • Vỡ ối có màu gì? Nếu nước ối có mùi hôi kèm màu vàng, đen hoặc xanh thì đây có thể là dấu hiệu phân su của bé đã lẫn vào nước ối nếu thai nhi hít phải sẽ rất nguy hiểm.

Điều gì xảy ra sau khi vỡ nước ối 12 đến 24 giờ rất quan trọng nên sản phụ cần đặc biệt quan sát và cảm nhận để hạn chế nguy hiểm xảy đến với cả mẹ lẫn thai nhi.

Thai phụ cần làm gì khi bị vỡ ối?

Cách nhận biết vỡ ối đã được Happy Mommy chia sẻ kỹ phía trên, vậy khi xác định vỡ ối thì sản phụ cần làm gì, một số lưu ý các mẹ bầu cần chuẩn bị như:

  • Các vật dụng cần thiết cho mẹ bầu nên được để ở nơi dễ thấy và thuận tiện khi lấy
  • Chuẩn bị sẵn một số khăn mềm thấm nước ối kế bên để tiện sử dụng
  • Trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết và tâm lý vững vàng để “vượt cạn” một cách an toàn
Mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để thực hiện “hành trình vượt cản” ngay sau khi vỡ ối

Giải đáp những thắc mắc của mẹ bầu về hiện tượng vỡ ối

Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có đáng lo ngại không?

Sau khi xảy ra vỡ ối, các triệu chứng như co thắt và đau bụng thường xuất hiện trong khoảng 12 – 24 giờ. Lúc này, các bà bầu cần chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng cho quá trình sinh. Ra nước ối nhưng chưa đau đẻ không gây ra nhiều nguy hiểm và được coi là một phản ứng tự nhiên trước sinh. Các cơn đau đẻ được giải thích như là một phản ứng sinh lý thích nghi, giúp chuẩn bị quá trình rặn đẻ bằng cách mở rộng tử cung để đẩy thai nhi ra ngoài. Việc bà bầu không cảm thấy đau đẻ cho thấy cơ thể chưa thích nghi hoặc chưa kịp phản ứng tự nhiên kịp thời.

Bị vỡ ối mà chưa đau bụng có nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Đau bụng có thể do đau chuẩn bị chuyển dạ. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đau bụng xuất phát từ các bệnh lý phụ khoabệnh lây qua đường tình dục gây nhiễm trùng thai, sinh non hoặc thai lưu mà mẹ bầu cần phải lưu ý.

Các nguyên nhân có thể là do chấn thương khi khám phụ khoa hoặc quan hệ tình dục không đúng cách trong ba tháng cuối. Tình trạng này thường xảy ra ở những bà bầu bị viêm nhiễm phụ khoa, dẫn đến viêm màng ối, mang đa thai, đa ối, ngôi thai bất thường hoặc khung xương chậu hẹp. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng rỉ nước ối mà không đau bụng cũng có thể xảy ra với các bà bầu hoàn toàn bình thường.

Ối không tự vỡ có ảnh hưởng gì không? Phải làm sao?

Khi bắt đầu giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng và đầu thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu. Trong trường hợp nước ối chưa vỡ, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật chọc ối. Thủ thuật này sử dụng một móc nhựa mỏng để tạo ra một lỗ nhỏ trong túi ối, giúp nước ối dễ dàng thoát ra và kích thích các cơn co thắt chuyển dạ.

Bác sĩ kiểm tra vỡ túi ối bằng cách nào?

Có 2 phương pháp phổ biến để xác nhận tình trạng vỡ nước ối bao gồm:

  • Kiểm tra bằng mỏ vịt được đặt vào âm đạo
  • Sử dụng thử nghiệm amnicator, trong đó bác sĩ ngâm một mẫu tăm bông trong thuốc nhuộm phát hiện pH nitrazine màu vàng. Nếu có nước ối, màu nitrazine sẽ chuyển sang màu vàng xanh hoặc xanh lam đậm, xác nhận tình trạng vỡ nước ối.

Nếu cả hai phương pháp trên đều không cho kết quả chính xác, mẹ bầu cần chờ đợi đến khi lượng dịch chảy ra nhiều hơn để có thể xác định tình trạng vỡ nước ối.

Lời kết

Sau khi tìm hiểu những kiến thức trên, nhiều mẹ bầu cũng có thắc mắc rằng “Vỡ ối có bị đau bụng không?”. Quá trình vỡ nước ối không đau nên bạn phải cực kỳ để ý để kịp thời phát hiện.

Happy Mommy với hai chi nhánh tại quận 1 và quận 7 luôn sẵn sàng thăm khám và tư vấn tận tình cho mẹ bầu. Hãy liên hệ ngay với Happy Mommy qua hotline 0937873699 để đặt lịch hẹn sớm nhất nhé.

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

Bình luận