Buồn nôn khi mang thai là hiện tượng thường thấy ở nhiều thai phụ. Ở bài viết dưới đây, Happy Mommy sẽ cùng bạn tìm hiểu buồn nôn khi mang thai như thế nào? Nguyên nhân gây nên hiện tượng buồn nôn khi mang thai và giải pháp để khắc phục hiện tượng này.

Cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào theo các giai đoạn?

Ốm nghén, buồn nôn là tình trạng bà bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng và tình trạng này xuất hiện nhiều lần trong một ngày. Ốm nghén rất phổ biến khi bạn mới bắt đầu mang thai. Tình trạng ốm nghén, buồn nôn khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mẹ, cả trong công việc hay các hoạt động bình thường. Vậy, cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào theo các giai đoạn?

Buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu

Theo thống kê, tình trạng này xảy ra ở khoảng 80% phụ nữ mang thai. Khoảng 16-18 tuần, các triệu chứng này sẽ giảm dần. Nhiều chuyên gia cho rằng những bà mẹ bị buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ thường ít bị sảy thai, thai chết lưu hơn so với những bà mẹ không có triệu chứng này.

Nếu bạn bị nôn cả ngày và sụt cân thì bạn đang trong trường hợp ốm nghén nặng. Trong trường hợp này, bạn thường bị mất nhiều nước, thiếu vitamin và khoáng chất. Vì vậy, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp cải thiện.

Buồn nôn khi mang thai ở 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai

Buồn nôn khi mang thai 3 tháng giữa

Thông thường, đây là khoảng thời gian thoải mái nhất của bà bầu. Các triệu chứng, cảm giác buồn nôn ở cổ họng khi mang thai cũng giảm dần rồi biến mất hoàn toàn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng giảm tình trạng bụng cồn cào buồn nôn khi mang thai. Một số mẹ bầu còn ốm nghén trong suốt 3 tháng giữa thai kỳ và thậm chí trong suốt cả quá trình mang thai. Nếu may mắn, có thể đến cuối tam cá nguyệt thứ hai, bạn sẽ tạm biệt những cơn ốm nghén khó chịu này.

Khó thở buồn nôn khi mang thai tháng cuối

Ngoài giai đoạn đầu, nhiều mẹ bầu vẫn buồn nôn khi mang thai tháng thứ 8. Nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi đã lớn khiến tử cung to lên và gây áp lực lên bụng mẹ. Việc mẹ bị chóng mặt, chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai có thể do cơ thể bị thiếu máu, huyết áp thấp hoặc bị mất nước.

Hơn nữa, đau đầu buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối có thể do mẹ nằm ngủ sai tư thế khiến máu không được lưu thông. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu khó thở buồn nôn khi mang thai tháng cuối hoặc ngất xỉu và tình trạng này ngày càng nặng hơn thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Bên cạnh những dấu hiệu thông thường thì những cơn buồn nôn, nôn ọe hay bụng cồn cào cũng là dấu hiệu mẹ sắp sinh. Nguyên nhân chính là do thai nhi lớn chèn ép lên hệ tiêu hóa. Khi có cảm giác buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9, các mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới và chào đón thiên thần nhỏ của mình. Vậy, làm sao để hết buồn nôn khi mang thai?

Làm gì để hết buồn nôn khi mang thai?

Khi bị chóng mặt, cảm giác buồn nôn nhưng không nôn khi mang thai nếu không giữ được thăng bằng thì mẹ bầu sẽ rất dễ bị ngã, gây nguy hiểm cho em bé. Vì vậy, mẹ bầu cần tham khảo những cách giảm buồn nôn khi mang thai dưới đây:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ các thực phẩm ăn uống hằng ngày.
  • Hãy thử ăn nhẹ bánh mì khô hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh bị đói bụng khi di chuyển.
  • Uống nước nhiều lần trong ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước nhằm giảm cảm giác buồn nôn khi mang thai.
  • Tránh tiếp xúc với những mùi hương lạ, khó chịu.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn.
  • Nếu bạn thắc mắc ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai thì hãy sử dụng thức ăn nhạt. Ví dụ, chế độ ăn kiêng BRATT (bao gồm chuối, cơm, sốt táo, bánh mì nướng và trà) ít chất béo và dễ tiêu hóa.
  • Dùng trà gừng, kẹo gừng là giải pháp nhanh nhất và tiện lợi nhất khi mẹ bầu không biết làm gì để hết buồn nôn khi mang thai.
Mẹ bầu có thể dùng trà gừng hoặc kẹo, mứt làm từ gừng để khắc phục tình trạng buồn nôn
Mẹ bầu có thể dùng trà gừng hoặc kẹo, mứt làm từ gừng để khắc phục tình trạng buồn nôn

Giải đáp thắc mắc về cảm giác buồn nôn khi mang thai

Buồn nôn khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Vì vậy, mẹ bầu phải hiểu rõ tình trạng này để kịp thời thăm khám và điều trị bệnh nếu có. Phần giải đáp thắc mắc dưới đây, Happy Mommy sẽ cùng bạn làm rõ hơn về vấn đề buồn nôn khi mang thai.

Buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai?

Nhiều chị em thắc mắc buồn nôn khi đói có phải mang thai? Việc buồn nôn có thể là do sự gia tăng của hormone khi mang thai hoặc cũng có thể là do các vấn đề về dạ dày. Ngoài ra, cũng có thể do bạn ăn quá nhiều, tập thể dục luôn sau khi ăn. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào cảm giác buồn nôn để kết luận dấu hiệu buồn nôn khi mang thai là chưa chính xác. Để khẳng định chắc chắn, mẹ nên quan sát thêm các dấu hiệu trên cơ thể. Nếu buồn nôn kèm theo trễ kinh, tức ngực… thì có thể mẹ đã mang thai. Tốt nhất bạn nên tiến hành siêu âm hoặc dùng que thử thai để có câu trả lời chính xác nhất.

Buồn nôn từ tuần thứ mấy?

Buồn nôn khi mang thai xuất hiện khi nào? Bạn sẽ trải qua các triệu chứng buồn nôn khi mang thai từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ, khi phôi thai đã bám vào thành tử cung của mẹ. Tình trạng buồn nôn khan khi mang thai trở nên trầm trọng hơn vào tháng thứ 2 – 3, đến tháng thứ 4 thì dần biến mất. Triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần, vài tháng, thậm chí là khi mới sinh. Nói chung, buồn nôn khi mang thai là tình trạng phổ biến và trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng này cũng có thể kéo dài suốt quá trình mang thai.

Buồn nôn có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nhiều mẹ bầu lo lắng khi ốm nghén buồn nôn không ăn được nhiều khiến thai nhi không đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, ốm nghén là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường. Thai nhi luôn biết cách hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ nên mẹ không cần quá lo lắng.

Nhưng trường hợp mẹ nghén nặng, nôn nhiều, đau bụng buồn nôn khi mang thai và gần như không ăn uống được thì sẽ được chỉ định bổ sung thêm viên uống hỗ trợ. Nếu tình trạng nặng hơn và khó kiểm soát thì sẽ có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Một trường hợp khác có thể xảy ra là nôn ra nước chua khi mang thai. Nếu bạn thường xuyên nôn ra nước chua kèm theo đau đầu, sốt, mất vị giác hoặc thường xuyên bị sặc, nghẹn thì có thể bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Khi xảy ra hiện tượng này, bạn cần đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Buồn nôn vào ban đêm khi mang thai có sao không?

Hầu hết bà bầu sẽ thường cảm thấy buồn nôn vào sáng sớm khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp buồn nôn về đêm. Các mẹ cũng hãy yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng bình thường do thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt của người mẹ chứ không phải dấu hiệu xấu.

Mặc dù đắng miệng buồn nôn khi mang thai không nguy hiểm nhưng nếu buồn nôn vào ban đêm khi mang thai sẽ khiến giấc ngủ của bạn không được trọn vẹn. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất. Đồng thời, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng kém đi, ít nhiều ảnh hưởng đến sự lớn lên của thai nhi.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên uống đủ nước, bổ sung vitamin. Buổi tối, bạn nên ăn nhẹ. Nếu không muốn ăn một lần có thể chia thành nhiều lần. Điều lưu ý là mẹ nên tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ nhé!

Uống đủ nước là một giải pháp hiệu quả nhằm ngừa và điều trị buồn nôn khi mang thai
Uống đủ nước là một giải pháp hiệu quả nhằm ngừa và điều trị buồn nôn khi mang thai

Việc tầm soát sức khỏe thai kỳ là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn hãy thực hiện thăm khám sức khỏe thai nhi thường xuyên để theo dõi tiến triển của bé và rà soát các bệnh kịp thời. Một trong những địa chỉ khám thai uy tín tại Tp.HCM mà bạn có thể tham khảo đó chính là Happy Mommy. Hiện tại, Happy Mommy có 2 cơ sở tại quận 1 và quận 7, thuận tiện cho quá trình đi lại cho khách hàng. Với thiết bị máy móc hiện đại và dịch vụ tận tâm, Happy Mommy sẽ mang đến cho bạn sự thoải mái và hài lòng khi thăm khám thai tại đây.

Lời kết

Như vậy, với nội dung bài viết trên Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu về tình trạng buồn nôn khi mang thai. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã biết cách chăm sóc sức khỏe của mình trong quá trình mang thai để giảm thiểu tình trạng buồn nôn. Để liên hệ đặt lịch hẹn thăm khám thai, bạn hãy gọi ngay hotline: 0937873699 để được hỗ trợ nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận