Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, mất nhiều máu ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, rong kinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây vô sinh. Vậy người bị rong kinh nguyên nhân do đâu? Ở bài viết dưới đây Happy Mommy sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa rong kinh.
Rong kinh là gì? Dấu hiệu khi bị rong kinh
Một chu kỳ kinh nguyệt của người bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 28-32 ngày. Trong đó ngày kinh thường kéo dài là 3-5 ngày, lượng máu kinh mất đi khoảng 50-80ml. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không vón cục, có lẫn nhiều mảnh vụn của tế bào niêm mạc âm đạo và vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Vậy, rong kinh là gì? Rong kinh là hiện tượng hành kinh theo đúng chu kỳ kinh nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ.. Trong một số trường hợp nguy hiểm hơn, có người còn bị rong kinh máu đen hoặc bị rong kinh cả tháng.
Rong kinh có đặc điểm là máu kinh ra nhiều, số lần thay băng tính trên mỗi giờ. Đến tối kinh vẫn ra nhiều, máu kinh thường đóng cục lớn và chị em thường bị đau vùng bụng dưới. Nếu bị rong kinh trong thời gian dài, chị em thường có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở kèm theo các triệu chứng của tình trạng thiếu máu.
Nguyên nhân gây rong kinh
Nguyên nhân rong kinh được chia làm 2 loại: Rong kinh cơ năng và rong kinh do thực thể.
Rong kinh cơ năng
Đây là tình trạng thường gặp ở giai đoạn đầu và cuối của tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Ở độ tuổi này, nội tiết tố có nhiều thay đổi, lượng estrogen tăng đột ngột khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu kinh ra nhiều. Khi các bạn nữ trong tuổi dậy thì bắt đầu có kinh, trong 2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều. Có tháng kinh sẽ đến sớm hơn, có tháng kinh sẽ đến trễ hơn, dao động từ 21 đến 40 ngày. Đặc biệt, một số bạn có tháng sẽ không có kinh.
Rong kinh do thực thể
Do tổn thương thực thể ở buồng trứng hoặc tử cung như: Viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, polyp buồng tử cung, ung thư cổ tử cung… Ngoài ra, một số loại thuốc tránh thai, đặc biệt là tránh thai khẩn cấp có thể gây rong kinh. Một số trường khác là rong kinh sau sinh.
Bị rong kinh có sao không? Có nguy hiểm không?
Bị rong kinh có sao không? Rong kinh rong huyết kéo dài sẽ khiến chị em mất nhiều máu dẫn đến thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, khó thở… Đồng thời, chảy máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Vi khuẩn có thể lây ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào tử cung, lên ống dẫn trứng gây viêm thậm chí vô sinh về sau.
Ngoài ra, rong kinh còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu. Rong kinh còn là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa. Nếu không được điều trị sớm các bệnh lý này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường, thậm chí là vô sinh.
Bị rong kinh phải làm sao? Cách trị rong kinh
Khi thấy mình có những dấu hiệu rong kinh, chị em cần:
Điều chỉnh lối sống khoa học
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động, vận động gắng sức.
- Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, yêu đời, tránh stress.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo, thay băng mới thường xuyên trong quá trình có kinh.
Chế độ ăn uống hợp lý
- Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày để ổn định đường huyết, cân bằng nội tiết tố, hạn chế nhiễm trùng.
- Bị rong kinh nên ăn gì? Bạn hãy ăn nhiều cá đặc biệt là các loại cá giàu chất béo giúp giảm đau, tiêu viêm.
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Nên ăn nhiều ngũ cốc vì chúng chứa ít đường huyết sẽ giúp cân bằng nội tiết tố.
- Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế ăn đồ cay, nóng.
Thăm khám phụ khoa định kỳ
Đi khám phụ khoa là điều cần thiết và quan trọng nhất khi bạn phát hiện bị rong kinh. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và tư vấn hướng điều trị hiệu quả nhất cho bạn. Nếu bạn đang không biết địa chỉ thăm khám phụ khoa uy tín với chi phí tối ưu, hãy đến với phòng khám phụ khoa Happy Mommy. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ đến từ bệnh viện nổi tiếng như: Từ Dũ, Vinmec, Gia Định với chi phí khám phụ khoa hợp lý phù hợp với đúng tình trạng bệnh.
Về cách trị rong kinh, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc rong kinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc bổ sung nội tiết tố progesterone, thuốc cầm máu rong kinh hay thuốc bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật.
Cách phòng ngừa rong kinh
Hiện nay không có cách phòng ngừa rong kinh cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, thường xuyên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sức khoẻ sinh sản của mình.
Ngoài ra, hiện nay mọi người truyền tai nhau những mẹo vặt chữa rong kinh. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn hãy luôn giữ cho mình lối sống khoa học như: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, không dùng chất kích thích, ngủ đúng giờ…
Như vậy, Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh rong kinh. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm phòng khám phụ khoa uy tín tại quận 1 và quận 7, hãy liên hệ với Happy Mommy qua hotline: 0937873699 để đặt lịch hẹn nhé!
Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoa, kiến thức thai kỳ, chăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY
- Phòng khám thai Quận 01:
- Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
- Website: https://happymommyclinic.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic
Đặt lịch hẹn khám: tại đây
– Thực hành siêu âm Sản phụ khoa chuyên sâu (2D/ 4D/ 5D)
– Giảng viên Bộ môn Sản phụ khoa – Đại học Y Dược TPHCM
– Thực hành chuyên môn tại Bệnh viện Gia Định | Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1 TPHCM
– Phẫu thuật viên Nội soi chuyên sâu phụ khoa, Ung thư phụ khoa, Thám sát tử cung/ buồng trứng (hiếm muộn)
– Chứng chỉ thực hành Siêu âm vòi trứng chuyên sâu HYFOSY – BV Mỹ Đức & ĐHYD
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)