Ăn gì để vào con không vào mẹ? Khi mang bầu, phụ nữ thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, đặc biệt về vấn đề dinh dưỡng xuyên suốt thai kỳ. Happy Mommy sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách ăn thế nào để vào con không vào mẹ một cách tối ưu nhất nhé.

Khi mang thai, mẹ bầu cần tăng cân bao nhiêu là đủ?

Để trả lời cho câu hỏi ăn gì để vào con không vào mẹ, chúng ta cần làm rõ việc mẹ bầu cần tăng cân bao nhiêu là đủ? Quan điểm cứ tăng cân nhiều là tốt không đúng trong trường hợp này. Số cân tăng trong thai kỳ sẽ tùy thuộc vào thể trạng khác nhau của từng người mẹ trước khi mang thai (chỉ số khối cơ thể – BMI). Nếu trước thai kỳ bạn nhẹ cân thì số cân bạn cần tăng trong thai kỳ sẽ nhiều hơn đối với những trường hợp nặng cân.

Mẹ bầu nên ăn nhiều hơn bình thường một chút là đủ
Mẹ bầu nên ăn nhiều hơn bình thường một chút là đủ

Thai nhi trong bụng mẹ chỉ chiếm một trong lượng rất bé nên lượng dinh dưỡng cho bé không thể so sánh với người lớn được. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên ăn nhiều hơn bình thường một chút là đủ. Ngược lại,  ăn gì vào mẹ không vào con? Khi mẹ bổ sung dinh dưỡng quá mức thì mẹ ngày càng tăng cân trong khi em bé trong bụng lại hấp thụ rất ít chất dinh dưỡng.

Nguyên tắc dinh dưỡng để “ăn gì để vào con không vào mẹ”

Khi nói đến nguyên tắc dinh dưỡng ăn gì để vào con không vào mẹ, chúng ta có 8 nguyên tắc quan trọng dưới đây:

Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì bình thường ăn 3 bữa mỗi ngày thì mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa trong ngày bằng cách giảm lượng thức ăn trong bữa chính và bổ sung thêm bữa phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể mẹ bầu duy trì năng lượng một cách tốt nhất.

Ăn uống đa dạng

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều và liên tục một món nhất định mà hãy đa dạng hóa các loại thực phẩm bổ sung vào cơ thể. Một điều quan trọng nữa là khi ăn uống đa dạng sẽ kích thích vị giác khiến bữa ăn trở nên ngon hơn và hạn chế tình trạng bị nghén.

Định lượng khẩu phần ăn mỗi bữa

Chia định lượng khẩu phần ăn và nhóm thực phẩm mỗi bữa một cách rõ ràng để không bị thiếu dinh dưỡng, khẩu phần ăn được khuyên dùng bao gồm:

  • 25% đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…)
  • 25% tinh bột (bánh mì, cơm, ngô, khoai,…)
  • 50% rau củ quả các loại

Hạn chế đường, muối, chất béo

Tập thói quen đọc hàm lượng các thành phần trên bao bì sản phẩm và chú ý đến hàm lượng đường, muối, chất béo để cân đối hợp lý. Việc bổ sung nhiều chất béo sẽ gây tích tụ mỡ và ảnh hưởng đến vóc dáng của sản phụ.

Ăn nhiều rau xanh

Các loại rau củ đặc biệt rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau muống, rau chân vịt,…) và màu đỏ (cà chua, ớt chuông, bí đỏ,…) chứa đa dạng vitamin và khoáng chất. Việc ăn nhiều rau xanh rất tốt cho cơ thể mẹ và sự phát triển của bé.

Ăn nhiều rau xanh giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cho bé
Ăn nhiều rau xanh giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cho bé

Uống nhiều nước

Nước là thành phần không thể thiếu, đặc biệt đối với mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung 2,5-3 lít nước (bao gồm nước lọc, nước trái cây, canh, sữa,…) để cung cấp đủ nước ối và cung cấp độ ẩm cho da.

Kiểm soát lượng tinh bột

Tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ bầu và cả em bé nên không được kiêng quá nhiều mà hãy kiểm soát lượng tinh bột vừa đủ. Hãy chọn nguồn tinh bột có lợi như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, các loại đậu,… để cung cấp và duy trì năng lượng cho cơ thể.

Đừng quên hoạt động thể chất

Bên cạnh việc quan tâm có bầu ăn gì để vào con không vào mẹ, mẹ bầu cũng đừng quên hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe, ví dụ đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút, tập các bài tập thể dục dành riêng cho mẹ bầu, hạn chế các môn thể thao vận động mạnh ảnh hưởng đến thai nhi.

Ăn gì để vào con không vào mẹ – Gợi ý thực đơn

Sau những chia sẻ ăn gì để vào con không vào mẹ, chúng ta sẽ tìm hiểu về thực đơn cho mẹ bầu. Ở mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ cần cung cấp các loại dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện. Vậy mẹ bầu ăn gì vào con không vào mẹ?

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường trải qua giai đoạn ốm nghén. Bên cạnh thực phẩm chứa nhiều tinh bột để cung cấp và duy trì năng lượng, mẹ bầu cần bổ sung acid folic từ 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ để phòng các dị tật bẩm sinh. Thực đơn giai đoạn này gồm có:

  • Trứng
  • Sữa bầu bổ sung GA và DHA
  • Thịt nạc
  • Các loại rau xanh
  • Cá hồi
  • Ngũ cốc nguyên cám

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai

Ăn gì vào con không vào mẹ 3 tháng giữaGiai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung canxi và sắt, mẹ bầu có thể bổ sung những vi chất này từ bữa ăn hằng ngày hoặc hỗ trợ từ thực phẩm chức năng, một số loại như:

  • Các loại rau củ nhiều màu sắc
  • Trái cây tươi
  • Trứng gà
  • Sữa chua
  • Ngũ cốc
  • Sữa bầu bổ sung Probiotic DR10

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba

Giai đoạn này thai nhi đang phát triển rất nhanh vậy ăn gì vào con không vào mẹ 3 tháng cuối? Câu trả lời là mẹ bầu có thể uống thêm sữa và ăn thực phẩm nhiều tinh bột. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm nước và hoa quả để hạn chế phù nề, bạn có thể tham khảo:

  • Các loại đậu
  • Rau xanh và trái cây
  • Trứng vịt lộn
  • Thịt nạc
  • Trứng gà
  • Sữa bầu bổ sung DHA và GA
Ở mỗi giai đoạn thai nhi cần cung cấp các dưỡng chất khác nhau
Ở mỗi giai đoạn thai nhi cần cung cấp các dưỡng chất khác nhau

Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Bên cạnh việc quan tâm ăn gì để vào con không vào mẹ, chúng ta cần hiểu thêm về những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng mà mẹ bầu cần tránh:

Ăn cho cả 2 người không phải ăn gấp đôi

Mang thai ăn gì để vào con không vào mẹ? Một số quan điểm cho rằng việc ăn thật nhiều, ăn cho cả mẹ và con, ăn gấp đôi bình thường là quan điểm không đúng. Lượng dinh dưỡng cần cho bé rất ít, không như người lớn, nên chỉ cần mẹ ăn nhiều hơn bình thường một chút là đủ.

Nhịn ăn vì sợ tăng cân

Trong tháp dinh dưỡng của mẹ bầu, viện dinh dưỡng quốc gia chỉ ra mẹ bầu nên ăn bình thường trong giai đoạn 3 tháng đầu, ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mới cần tăng đôi chút. Vậy nên mẹ bầu không được thực hiện chế độ ăn kiêng với mục đích giảm cân trong giai đoạn thai kỳ.

Mẹ bầu không được nhịn ăn với mục đích giảm cân trong thai kỳ
Mẹ bầu không được nhịn ăn với mục đích giảm cân trong thai kỳ

Chia nhỏ bữa nhưng vẫn đảm bảo khẩu phần

Việc ăn uống khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển vóc dáng và trí tuệ của bé. Có bầu ăn gì vào con không vào mẹ phụ thuộc vào cách ăn uống khoa học của mẹ. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp mẹ cung cấp và duy trì năng lượng ổn định xuyên suốt, giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa, ốm nghén.

Lời kết

Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu ăn gì để vào con không vào mẹ cũng như các lỗi cần tránh khi mang bầu để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Ăn như nào để vào con không vào mẹ sẽ được các bác sĩ dặn dò kỹ lưỡng khi bạn thăm khám thai sản định kỳ để ngăn chặn những ảnh hưởng không đáng có lên cả mẹ và bé. Happy Mommy là cơ sở thăm khám sản phụ khoa uy tín tại Tp.HCM đang có 2 chi nhánh tại quận 1 và quận 7. Mọi thắc mắc liên quan đến sản phụ khoa hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0937873699 để được giải đáp tận tình nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thanh Thảo

– Thực hành siêu âm Sản phụ khoa chuyên sâu (2D/ 4D/ 5D)
– Giảng viên Bộ môn Sản phụ khoa – Đại học Y Dược TPHCM
– Thực hành chuyên môn tại Bệnh viện Gia Định | Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1 TPHCM
– Phẫu thuật viên Nội soi chuyên sâu phụ khoa, Ung thư phụ khoa, Thám sát tử cung/ buồng trứng (hiếm muộn)
– Chứng chỉ thực hành Siêu âm vòi trứng chuyên sâu HYFOSY – BV Mỹ Đức & ĐHYD
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận