Chứng mất ngủ khi mang thai không còn là điều xa lạ đối với các mẹ bầu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và lối sinh hoạt hằng ngày. Hiểu được nỗi khó khăn đó, bài viết dưới đây Happy Mommy sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách trị mất ngủ khi mang thai hiệu quả.

Những dấu hiệu mất ngủ khi mang thai

Mất ngủ khi mới mang thai là tình trạng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi. Các triệu chứng mất ngủ khi mang thai bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Giấc ngủ chập chờn, dễ thức giấc và khó ngủ lại sau khi thức dậy.
  • Giấc ngủ ngắn.
  • Ngủ không yên giấc, rất dễ bị giật mình trong khi ngủ.
  • Khó ngủ về đêm.
  • Thức dậy nhưng vẫn còn cảm thấy mệt mỏi.
  • Dễ buồn ngủ vào các thời điểm khác trong ngày.

Ở mỗi cơ địa của thai phụ, dấu hiệu mất ngủ khi mang thai diễn ra khác nhau. Hầu hết phụ nữ đều mất ngủ khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba, nhưng cũng có trường hợp mất ngủ suốt thai kỳ. Một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ không bị mất ngủ nhưng sẽ ngủ nhiều hơn bình thường.

Giấc ngủ chập chờn là một trong những dấu hiệu mất ngủ khi mang thai
Giấc ngủ chập chờn là một trong những dấu hiệu mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai

Mất ngủ khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của người mẹ thay đổi rất nhiều. Sự thay đổi nội tiết tố diễn ra ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ. Và đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ khi mang thai tháng đầu.

Ốm nghén

Ốm nghénbuồn nôn là nguyên nhân gây ra nhiều mệt mỏi cho bà bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe như chán ăn, mệt mỏi, sút cân, mất ngủ. Những cơn ốm nghén bất chợt có thể kéo bà bầu ra khỏi giấc ngủ bất cứ lúc nào trong ngày.

Dinh dưỡng không đầy đủ

Mang thai dễ dẫn đến tình trạng chán ăn hoặc ăn không ngon, từ đó gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở bà bầu. Khi bà bầu thiếu vitamin, canxisắt hay magie sẽ bị mất ngủ thường xuyên hơn. Nếu mẹ bầu ăn uống thiếu chất hoặc chế độ ăn không đủ dinh dưỡng cũng gây áp lực lên hệ tiêu hóa, làm gia tăng tình trạng mất ngủ, đau dạ dày.

>>Mẹ không thể bỏ lỡ:

Vấn đề về tiêu hóa

Táo bón, ợ nóng là vấn đề mẹ bầu nào cũng phải đối diện trong quá trình mang thai. Những vấn đề về tiêu hóa này không chỉ gây khó chịu mà còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất ngủ khi mang thai.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai

Tiểu đêm nhiều lần

Quá trình mang thai khiến tử cung mở rộng và gây áp lực lên hệ bài tiết. Lúc này, bàng quang, thận và ống dẫn tiểu bị hẹp lại khiến bà bầu phải đi tiểu thường xuyên hơn. Những cơn tiểu đêm triền miên khiến giấc ngủ của bà bầu bị gián đoạn, tình trạng mất ngủ vì thế cũng tăng lên.

Đau nhức cơ thể, đau lưng, chuột rút

Đau lưng, nhức mỏi hay chuột rút là tình trạng phổ biến của phụ nữ mang thai. Càng về cuối thai kỳ, cơ thể của người phụ nữ càng nặng nề và dễ bị đau nhức. Điều đó dẫn đến tình trạng mất ngủ và đặc biệt là tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối sẽ ngày càng gia tăng.

Tăng nhịp tim

Tim đập nhanh hơn để đảm bảo lượng máu cung cấp cho thai nhi trong thai kỳ. Điều này gây rắc rối cho cơ thể của người mẹ với nhịp thở gấp gáp và tỉnh giấc đột ngột.

Nghẹt mũi và các vấn đề về hô hấp

Viêm mũi, nhiễm trùng, cảm lạnh là các vấn đề về hô hấp thường xuyên xảy ra trong 9 tháng thai kỳ khi cơ thể mẹ yếu dần. Những vấn đề này dẫn đến ngạt mũi, ho, khó thở và khiến bà bầu khó đi vào giấc ngủ.

Áp lực từ bào thai

Thai nhi lớn lên từng ngày trong bụng mẹ sẽ làm cho kích thước tử cung mở rộng dần ra. Ở những tháng cuối, em bé lớn dần và hiếu động hơn khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ.

Rối loạn tâm lý

Rối loạn tâm lý không chỉ gây mất ngủ mà còn khiến bà bầu mất nhiều sức khỏe và sức sống. Lo lắng khi mang thai là nguyên nhân gây mất ngủ hoặc làm gia tăng tình trạng này.

Mất ngủ khi mang thai thường diễn ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Mẹ bầu thường mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu và mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sẽ khó ngủ khi mang thai tháng thứ 5 hoặc mất ngủ xuyên suốt thai kỳ. Cũng có trường hợp mẹ bầu chỉ mất ngủ khi mang thai tuần đầu. Vấn đề này còn tùy thuộc vào cách sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu cần phải giữ cho sức khỏe và tinh thần của mình ổn định, chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai.

Chứng mất ngủ khi mang thai có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ
Chứng mất ngủ khi mang thai có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ khi mang thai không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, đa số trường hợp khó ngủ, mất ngủ kéo dài nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ, đặc biệt là với thai nhi trong bụng.

Thực tế, nhiều mẹ bầu bị mất ngủ, thậm chí ốm nghén nặng, không ăn được gì suốt 9 tháng 10 ngày nhưng con vẫn đủ cân nặng, phát triển tốt. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý và nuôi dạy trẻ, việc người mẹ mệt mỏi và không thể vui vẻ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Trẻ thường có xu hướng khó bảo, cau có, hay quấy khóc hơn những đứa trẻ khác. Nguyên nhân là do em bé bị ảnh hưởng bởi sự mệt mỏi khó chịu mà mẹ phải chịu đựng trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, thai nhi còn đối mặt với các vấn đề sau:

Trẻ có nguy cơ thiếu máu cao

Ngủ muộn, khó ngủ hay ngủ không được không chỉ khiến bà bầu mệt mỏi mà còn làm chậm quá trình tạo máu tự nhiên của trẻ khi còn là bào thai. Theo nghiên cứu của các bác sĩ người Anh, 23h – 3h sáng là thời điểm thuận lợi cho quá trình tạo máu trong cơ thể thai nhi. Nếu lúc này mẹ không được ngủ sẽ gây cản trở quá trình này, gây tình trạng thiếu máu.

Trẻ có nguy cơ chậm lớn

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm lớn, trong đó mẹ không ngủ được, khó ngủ khi mang thai cũng là một nguyên nhân. Khi mẹ bầu không ngủ được, sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sinh ra có thể nhẹ cân, sức khỏe yếu, chậm lớn hơn so với nhiều trẻ khác.

Em bé có thể quấy khóc hơn

Như đã nói ở trên, việc không ngủ được khi mang thai sẽ làm đảo lộn thói quen sinh hoạt của mẹ, đồng thời tạo nhịp sinh học cho em bé. Vì vậy, khi mới sinh ra, bé thường bị lẫn lộn giữa ngày và đêm, thường xuyên quấy khóc, cáu gắt do chưa thể làm quen với môi trường và nhịp sống bên ngoài.

Mẹ bị mất ngủ khi mang thai sẽ khiến trẻ dễ quấy khóc

Cách trị mất ngủ, khó ngủ khi mang thai

Khi mẹ bầu gặp chứng mất ngủ trong quá trình mang thai, các mẹ có thể tham khảo một số cách trị mất ngủ dưới đây:

  • Tránh ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Thời điểm ăn nên cách giờ ngủ khoảng 2-3 tiếng để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn.
  • Tăng cường cung cấp thực phẩm giàu vitamin nhóm B cho cơ thể như rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt để giúp ngủ ngon hơn.
  • Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày không bị quá tải, tránh tình trạng ợ nóng ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây mất ngủ khi mang thai.
  • Tránh và hạn chế đồ ăn ngọt vì chúng có thể gây tiểu đường thai kỳ.
  • Hạn chế đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà, socola…
  • Có một số loại thảo dược chứa nhiều thành phần giúp thư giãn, xoa dịu như: trà hoa cúc, trà tâm sen, táo đỏ, trà oải hương…
  • Nên tập tư thế ngủ nghiêng bên trái, gập gối hoặc kê cao chân sẽ giúp bà bầu ngủ thoải mái hơn.
  • Thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp khí huyết lưu thông, giảm căng thẳng khi mang thai.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên có thể cải thiện tình trạng chuột rút.
  • Bạn có thể tắm nước ấm, xoa bóp nhẹ nhàng, ngâm chân nước ấm trước khi ngủ để máu lưu thông tốt hơn.
  • Chế độ ăn cần bổ sung đủ muối và canxi. Vì thiếu hai chất này có thể dẫn đến tình trạng chuột rút ở bà bầu, gây mất ngủ khi mang thai.
  • Đi vệ sinh trước khi đi ngủ để không phải thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • Chuẩn bị chỗ ngủ sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
  • Tránh xem phim, xem điện thoại hoặc suy nghĩ căng thẳng trước khi đi ngủ.
Mẹ bầu cần có cách chăm sóc sức khỏe khoa học để ngừa và điều trị mất ngủ khi mang thai
Mẹ bầu cần có cách chăm sóc sức khỏe khoa học để ngừa và điều trị mất ngủ khi mang thai

Lời kết

Như vậy, với nội dung bài viết trên Happy Mommy đã cùng bạn tìm hiểu khi mang thai có bị mất ngủ không và những ảnh hưởng của việc mất ngủ. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mất ngủ khi mang thai và cách trị mất ngủ khi mang thai. Ngoài ra, bạn đừng quên thường xuyên thăm khám sức khỏe thai kỳ để theo dõi sự phát triển của bé trong suốt quá trình mang thai nhé! Để không tốn nhiều thời gian chờ đợi khi khám thai, bạn hãy liên hệ với Happy Mommy qua hotline: 0937873699 để đặt lịch hẹn.

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoakiến thức thai kỳchăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA SIÊU ÂM THAI NHI HAPPY MOMMY

  • Phòng khám thai Quận 01:
    • Địa chỉ: Số 345/5A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0937873699
  • Phòng khám và quản lý thai kỳ Quận 07:
    • Địa chỉ: Số 2 Đường số 5, Khu dân cư Nam Long Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Hotline: 0706514468
  • Website: https://happymommyclinic.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/happymommyclinic

Đặt lịch hẹn khám: tại đây

BS-SPK-Nguyễn-Thị-Hồng-Thắm

Bác sĩ Hồng Thắm tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Y Dược TP. HCM. Chị yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Sản phụ khoa.

Bác sĩ Hồng Thắm có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Sản phụ khoa lớn ở khu vực miền Nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.  Nhờ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chị em phụ nữ, đến nay bác sĩ Thắm đã chăm sóc sức khỏe sinh sản và chữa trị cho hàng nghìn phụ nữ.

– Chứng chỉ thực hành Phôi/ Tinh trùng/ Trứng học trong Laboratories IVF – BV Mỹ Đức
– Chứng chỉ thực hành lâm sàng Thụ tinh trong ống nghiệm IVF/ IUI/ IVM – BV Mỹ Đức
– Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản (IVF/ IUI/ IVM) – BV Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 1
– Hội viên Hội nội tiết sinh sản TPHCM (HOSREM)

Bình luận